Định nghĩa và ứng dụng 4P trong marketing mang lại hiệu quả cao

Tìm hiểu khái niệm 4P trong marketing là gì

4P trong marketing (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm : sản phẩm (Product ), giá cả (Price), phân phối ( Distribution), xúc tiến ( Promotion) . Chiến lược marketing mix được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
4p trong marketing

1. Marketing Mix là gì?

Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,[1] mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.
Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

2. Cụ thể hơn 4P trong marketing, đó là:

Product (Sản phẩm)

Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Price (Giá cả)

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…

Place (Phân phối)

Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)

Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng..

Làm thế nào để ứng dụng 4P trong marketing hiệu quả?

Primal đã phát triển một quy trình marketing chuyên dụng, kết hợp 4P thông qua một loạt các câu hỏi giúp xác định chiến lược marketing riêng cho mỗi thương hiệu.

Bước 1: Xác định đề xuất bán hàng độc đáo

Việc đầu tiên của quy trình này là xác định sản phẩm cung cấp những gì, các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm và liệu chúng có giúp đảm bảo doanh số hay không.

Bước 2: Tìm hiểu người tiêu dùng

Tiếp đến, doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng hoặc các nhóm tập trung. Khách hàng là ai? Họ cần gì? Giá trị của sản phẩm đối với họ là gì? Sự hiểu biết này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm có liên quan và nhắm mục tiêu của doanh nghiệp có hiệu quả.

Bước 3: Tìm hiểu về thị trường 4p trong marketing

Bước tiếp theo là nắm rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên xem xét về giá cả và lợi ích liên quan như giảm giá, bảo hành và hậu mãi, Từ đó, so sánh giá trị chủ quan của sản phẩm với chi phí phân phối sản xuất sẽ giúp thiết lập một mức giá thực tế.

Bước 4: Đánh giá các vị trí

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc về các địa điểm để xem khách hàng có khả năng mua hàng ở đâu và chi phí liên quan đến việc sử dụng kênh này là gì. Cung ứng sản phẩm cho một thị trường, khu vực cụ thể, thích hợp sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn.

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông

Dựa trên đối tượng xác định và các chi phí đã thiết lập, doanh nghiệp có thể xúc tiến chiến lược truyền thông vào giai đoạn này. Bất kỳ phương thức quảng cáo hoàn thiện nào cũng đều phải thu hút khách hàng tiềm năng, đảm bảo nêu rõ và làm nổi bật các tính năng cũng như lợi ích chính của sản phẩm.

Bước 6: Kiểm tra chéo Marketing Mix

Cuối cùng là kiểm tra lại xem tất cả các yếu tố và kế hoạch liên quan đã hợp lý chưa. Bạn chỉ có thể hoàn thành một kế hoạch marketing khi đã chắc chắn rằng liên kết chặt chẽ tất cả bốn yếu tố.

Dưới đây là một vài câu hỏi cụ thể Primal sử dụng cho quy trình:

  • Người tiêu dùng muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng những nhu cầu đó?
  • Nơi nào người mua tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn?
  • Làm thế nào để bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Hiện tại bạn có những tương tác nào với khách hàng tiềm năng?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?

Case Study: 4P trong Marketing tại McDonald

Việc thực hiện Marketing Mix đã góp phần rất lớn trong việc tăng hiệu quả hoạt động lẫn doanh thu của McDonald trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu.
Trong ví dụ dưới đây, Semtek sẽ cho bạn thấy được cách mà McDonald đã áp dụng 4P marketing vào trong việc kinh doanh của mình!

1. Sản phẩm (Product)

Là một chuỗi của hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh, Menu của McDonald có đầy đủ đồ ăn lẫn thức uống, gồm các dòng sản phẩm chính:
  • Hamburgers và sandwiches
  • Gà rán & cá
  • Salad
  • Đồ tráng miệng
  • Sữa lắc
  • Đồ ăn sáng
  • McCafé
Trong 4P, sản phẩm (product) là yếu tố quyết định cơ bản của thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp của McDonald. Bởi McDonald nổi tiếng và được biết đến với sản phẩm hamburgers của nó!
Tuy nhiên, McDonald ngày càng mở rộng và đa dạng hóa menu của mình theo thời gian với gà rán, cá, thức uống, đồ tráng miệng và đồ ăn sáng.
Trong khi đa dạng hóa dòng sản phẩm cung cấp, cty luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường và phân tán rủi ro trong kinh doanh khi không phụ thuộc vào một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này đã chỉ ra rằng McDonald không chỉ đổi mới sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn giúp nguồn doanh thu ổn định hơn rất nhiều.

2. Địa điểm phân phối (Place)

Tại phần này, Semtek Co,. Ltd sẽ cho bạn thấy các địa điểm được McDonald chọn lựa để cung cấp sản phẩm đến khách hàng và làm thế nào khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm.
McDonald phân phối sản phẩm của mình theo 4 loại chính:
  • Nhà hàng McDonald
  • Kiốt
  • McDonald Mobile App
  • Trang web như Foody, …
Trong 4 loại này thì nhà hàng McDonald tạo ra được nguồn doanh thu lớn nhất. Ở nước ngoài, nhiều nhà hàng còn tạo ra một kiot để bán các sản phẩm vào những dịp đặc biệt tại sân vận động, …
McDonald Mobile App giúp khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và mua sản phẩm, đồng thời cũng tích lũy điểm thành viên, tìm ra cửa hàng McDonald gần nhất.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể order qua website chuyên phục vụ order như Foody, GoViet, GrabFood chẳng hạn.

3. Quảng cáo (Promotion)

McDonald sử dụng các chiến thuật marketing để tiếp cận và trò chuyện với khách hàng tiềm năng của mình. 4p trong marketing
Ví dụ, để cung cấp thông tin về món mới đến khách hàng và thuyết phục họ mua nó, McDonald sử dụng kết hợp các hình thức sau:
  • Chạy quảng cáo
  • Chương trình khuyến mãi
  • Public Relations
  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Chạy quảng cáo là một trong những chiến thuật đáng chú ý nhất của McDonald. Không chỉ sử dụng TV, tờ rơi in ấn, McDonald còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác để truyền đi thông điệp quảng cáo của mình.
VD: McDonald cung cấp phiếu giảm giá và tặng quà kèm theo cho một số sản phẩm nhất định để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức từ thiện Ronald McDonald House cũng giúp tăng giá trị thương hiệu.
Đôi khi, McDonald cũng marketing trực tiếp tại các tham dự vào các sự kiện cộng đồng, bữa tiệc lớn, …

4. Giá cả (Pricing)

Với mục tiêu tối đa lợi nhuận và số lượng hàng được bán đi, McDonald sử dụng kết hợp các chiến lược về giá cả như sau:
  • Định giá theo gói (bundle pricing)
  • Định giá theo tâm lý
Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald cung cấp các combo món ăn được giảm giá nhiều hơn so với việc mua riêng từng món.
Ví dụ, khách hàng có thể chọn lựa combo Happy Meal gồm gà rán, burger, nước ngọt để tiết kiệm chi phí.
Mặt khác, chiến thuật định gía theo tâm lý với 99.000đ thay vì làm tròn sang 100.000đ, cũng giúp người tiêu dùng mua thức ăn nhiều hơn.

Giới thiệu 4P trong marketing lĩnh vực khách sạn

1. Product – Dịch vụ mà khách sạn cung cấp

Bạn cần phải tập trung tìm hiểu những dịch vụ mà khách hàng cần, trong đó có các sản phẩm độc quyền, tức là chỉ có bạn cung cấp mà thôi. Nếu làm được điều này thì khách sạn của bạn sẽ có khả năng thu hút khách hàng hơn.
Các sản phẩm mà bạn nên lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh gồm:
– Buồng phòng
– Dịch vụ ăn uống
– Các phòng tiệc và hội nghị
– Các tiện ích giải trí, spa,…
– Dịch vụ giặt ủi
– Dịch vụ check-in, check out nhanh chóng
– Có bãi đỗ xe hay không?
– Gần trung tâm thành phố hay không?
Bạn cũng cần đa dạng hóa các loại sản phẩm/dịch vụ để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như cặp đôi, gia đình, công ty,… Tuy nhiên, cũng cần tập trung vào đối tượng tiềm năng, tức là những người có thể sử dụng dịch vụ của bạn nhiều nhất.

2. Price – Giá cả của dịch vụ

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn phát triển 4P trong marketing khách sạn chính là giá cả cạnh tranh. Bạn phải có nhiều giá phòng khác nhau cho khách lựa chọn. Các dịch vụ như ăn uống, giặt ủi,… cũng phải niêm yết giá cụ thể.
Bạn cũng có thể tùy chỉnh giá theo từng mùa khác nhau như mùa cao điểm thì giá cao hơn, thấp điểm thì có nhiều khuyến mãi để thu hút khách đến hơn.

3. Place – Địa điểm cung cấp dịch vụ

Thông thường ở các thành phố du lịch, bạn nên chọn địa điểm gần các nơi vui chơi, giải trí mà khách thường tìm đến hoặc có thể di chuyển dễ dàng giữa các nơi. Ngoài ra, cũng nên chọn địa điểm dựa vào concept thiết kế của mình như sân vườn, hiện đại,…

4. Promotion – Cách quảng bá dịch vụ

Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng bá hình ảnh khác nhau, bạn không nên bỏ qua bất cứ cách nào để tận dụng tối đa lượng khách hàng có được. Tuy nhiên không nên quảng bá tràn lan mà hãy lựa chọn một hoặc một vài hình thức để tập trung đẩy mạnh.
Với thời đại công nghệ số hiện nay, quảng cáo qua các trang OTA sẽ là hiệu quả nhất. Bạn nên đẩy mạnh việc mang hình ảnh khách sạn đến các trang bán phòng. Ngoài ra, cũng đừng bỏ quên Gmail, Facebook, Twitter hoặc những trang mạng xã hội khác.
Nhìn chung, áp dụng 4P trong marketing khách sạn sẽ giúp bạn quảng bá khách sạn hiệu quả hơn. Nếu khéo léo đưa được những điểm mạnh của mình đến với nhiều khách hàng nhất có thể thì bạn sẽ thu về một lượng khách hàng lớn. Ngoài ra, bạn cũng cần cải thiện chất lượng dịch vụ liên tục, có như vậy thì khách hàng mới quay lại để đặt phòng lần sau.
Các tìm kiếm liên quan đến 4p trong marketing
  • 4p trong marketing dịch vụ
  • 4p marketing mix
  • 4p trong marketing khách sạn
  • marketing 4p và 7p
  • 4p trong marketing quốc tế
  • product trong marketing
  • 4c trong marketing
  • 7p marketing
 SEMTEK Co,. LTD

VPS Web Servers |SEO| Wordpress Web design | Affiliate Marketing system | Content SEO onpage Email server
Quang Nguyen 098 300 9285
-------------------------------------------------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Proxy list hay proxy server là gì? Nào cùng Semtek tìm hiểu nhé!

Internet là gì? Các lợi ích Internet mang lại cho cuộc sống

Chatbot Là Gì? Lợi Ích Chatbot Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Bạn