Hướng dẫn cài đặt wordpress bằng trình cài đặt tự động

Hướng dẫn cài đặt wordpress

Bài này sẽ hướng dẫn cài đặt wordpress trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cài đặt trên shared hosting, cài đặt trên VPS và trên locahost như máy Mac và cả máy Windows.
WordPress là một phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất trong các hệ quản trị nội dung. Webmasters dùng WordPress để tạo rất nhiều loại websites, từ một trang blog đơn giản đến website thương mại điện tử phức tạp.
Có thể nói, bạn có thể dựng tất cả các loại website dựa trên WordPress. Nhờ vào sự đơn giản và linh hoạt, cải tiến liên tục, WordPress ngày càng dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
Cách cài đặt WordPress cũng rất đơn giản, không đòi hỏi bạn có bất kỳ kiến thức nào. Việc này cũng góp phần không nhỏ khiến WordPress phổ biến đến vậy.

Tóm tắt hướng dẫn các bước cài đặt wordpress

  1. Tải file cài đặt WordPress.
  2. Tải WordPress files lên tài khoản hosting hoặc lên thư mục trong localhost.
  3. Tạo MySQL database và user cho nó.
  4. Hoàn tất bằng wizard cài đặt trong 5 phút.
Đó là các bước để cài đặt thủ công WordPress. Cũng có nhiều công ty cung cấp premium web hosting như Hostinger đã có sẵn tùy chọn cài đặt tự động. Chỉ cần mất vài cú nhấp chuột là WordPress đã hoạt động và chạy trên tài khoản hosting của bạn.
Nếu bạn quyết định tạo website WordPress, bài hướng dẫn này là dành cho bạn. Bạn sẽ biết cách cài đặt bằng công cụ cài đặt tự động cũng như cài WordPress thủ công mà chỉ mất khoảng 5 phút.
Hoàn tất bài này, bạn sẽ có thể có tự tin cài đặt ở bất kỳ đâu, hoặc tạo ra môi trường localhost để kiểm thử cho riêng mình trước khi upload WordPress lên hosting.

Bạn cần gì?

Trước khi bắt đầu bài hướng dẫn này, bạn cần:
  • Truy cập được vào control panel hosting của bạn
  • FTP client (tùy chọn)

cài đặt wordpress

Hướng dẫn cài đặt wordpress trên Hostinger

Lựa chọn 1 – Cài đặt WordPress lên Hostinger bằng trình cài đặt tự động

Với trình cài đặt tự động, bạn không cần tìm hiểu cách cài đặt  nữa. Quá trình cài đặt nhanh gọn, hoàn toàn tự động sẽ giúp bạn tạo website WordPress ngay:
  1. Truy cập vào control panel của Hostinger và chọn icon Auto Installer.
  2. Điền WordPress trong chỗ tìm kiếm. Bạn sẽ thấy phiên bản mới nhất của WordPress hiện ra. Click vào nó.
  3. Điền các thông tin cần thiết:
    • URL – Đường dẫn của trang WordPress. Nếu bạn muốn cài vào thư gốc hãy để trống
    • Language – Chọn ngôn ngữ WordPress.
    • Administrator Username – Bạn phải sử dụng tên này để đăng nhập vào dashboard của WordPress.
    • Administrator Password – Mật khẩu bạn dùng để đăng nhập vào dashboard của WordPress.
    • Administrator Email – Email address của bạn. Chúng tôi khuyên sử dụng email công việc của bạn tại đây, nó sẽ được dùng để nhận thông báo và đổi mật khẩu.
    • Website Title – Tiêu đề Website của bạn.
    • Website Tagline – Slogan của Website của bạn, dùng để miêu tả website của bạn dùng để làm gì
  4. Nhấn nút Install.
cài đặt wordpress

Lựa chọn 2 – Cài đặt wordpress thủ công trên Hostinger

Nếu vì lý do nào đó mà trình cài đặt tự động WordPress không hoạt động được hoặc chỉ đơn giản là bạn tìm hiểu CMS hoạt động như thế nào. Hướng dẫn cài đặt  thủ công bên dưới sẽ đi qua từng bước cụ thể để giúp bạn tự cài đặt :
  1. Tải file cài đặt
  2. Dùng FTP client để upload file WordPress lên tài khoản hosting.
  3. Tạo  MySQL database.
  4. Mở tên miền trên thanh địa chỉ trên browser và cài WordPress theo các bước của WordPress

Bước 1 – Tải file cài đặt :

Trước tiên, tải bản mới nhất của WordPress. File cài đặt được nén trong file .zip. Bung file này lên máy tính. Bạn sẽ thấy thư mục tên wordpress. Thư mục này file cài đặt .

Bước 2- Sử dụng FTP client để upload file cài đặt WordPress lên tài khoản hosting

Bạn cần upload các files WordPresss được extract ngoài lên tài khoản hosting của bạn. Có nhiều cách để làm việc này, nhưng cách thông dụng nhất là sử dụng FTP client. Tại Hostinger, thông tin FTP có thể tìm thấy trong mục FTP Access. Nếu bạn cần xem bài hướng dẫn chi tiết kết nối bằng FTP.

Bước 3 – Tạo MySQL Database

WordPress tạo nội dung động mỗi khi khách truy cập vào website. Tất cả thông tin được chứa trong database. Vì vậy, bạn cần tạo database trước khi tiến hành cài đặt .
Bạn có thể tạo MySQL databses trong control panel của Hostinger -> mục MySQL databases. Truy cập vào mục này và tạo database bằng cách điền:
  • MySQL database name
  • MySQL username
  • Password

Bước 4 – Chạy cài đặt WordPress theo giao diện hướng dẫn trong 5 phút.

Tại bước này, tất cả các file WordPress đã được upload lên server và MySQL databases đã được tạo. Bây giờ bạn cần tiến hành cài đặt theo giao diện của WordPress bằng cách mở tên miền trên trình duyệt web.
Giao diện cài đặt  trong 5 phút gồm 6 bước sau:
  1. Chọn ngôn ngữ và nhấn Continue.
  2. WordPress sẽ yêu cầu thông tin MySQL. Bạn đã có ở trên, nên hãy nhấn nút Let’s go!.
  3. Trên màn hình tiếp theo, hãy điền các thông tin bạn đã thu thập ở trên, tại Khu vực thành viên của Hostinger -> MySQL Databases. Nhấn Submit khi hoàn tất.
  4. WordPress sẽ kiểm tra kết nối tới MySQL database, nếu không có lỗi hiện ra thì bạn sẽ có thể nhấn nút Run the install.
  5. Tại bước này hãy điền thông tin của website chính và thông tin administrator và nhấn Install WordPress:
    • Site Title – Tiêu đề website.
    • Username – Administrator username.
    • Password – Administrator password.
    • Your Email – Administrator email address.
    • Search Engine Visibility – Nếu bạn chọn dấu này, WordPress sẽ ngăn chặn các trang tìm kiếm quét website của bạn.
  6. Như vậy là xong, quá trình cài đặt đã hoàn tất. Nhấn nút Login để truy cập vào trang quản trị của WordPress.

cài đặt wordpress

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên cPanel Hosting

Nếu nhà cung cấp của bạn sử dụng cPanel để quản lý tài khoản – phần này là dành cho bạn. Bên dưới là 2 cách khác nhau để cài WordPress trên hosting chạy cPanel.

Lựa chọn 1 – Cài đặt WordPress với Softaculous Auto Installer

Bởi vì sự dễ cài đặt và quản lý, Softaculous là một trình cài đặt tự động phổ biến được các nhà cung cấp hosting sử dụng trên cPanel. Với Softaculous, bạn có thể cài nhiều CMS và ứng dụng khác nhau với chỉ vài cú click chuột.
Làm theo các bước sau để cài WordPress với Softaculous:
  1. Sau khi truy cập cPanel, tìm biểu tượng Softaculous và click vào nó.
  2. Chọn biểu tượng WordPress. Phần lớn nó sẽ ở ngay trang đầu của Softaculous.
  3. Bạn sẽ thấy cửa sổ cài đặt  Softaculous. Có nhiều chi tiết cài đặt khác nhau như:
    • Choose Protocol – Chọn giao thức cho site WordPress của bạn. Nếu bạn đã có SSL, chúng tôi khuyên là nên cài WordPress với HTTPS protocol.
    • Choose Domain – Nếu bạn đã có subdomain và add-on domain trên cPanel của bạn, bạn có thể chọn chúng ở đây.
    • In Directory – Điền thư mục cài WordPress ở đây. Nếu muốn cài WordPress trên thư mục root của tên miền, để trống.
    • Site Name – Điền tên của site WordPress.
    • Site Description – Mô tả WordPress site.
    • Enable Multisite – Chon hoặc không cho WordPress Multisite. Tính năng này tạo nhiều site WordPress sử dụng một bộ cài đặt  giống nhau.
    • Admin Username – Chọn username cho tài khoản administrator của bạn.
    • Admin Password – Mật khẩu cho tài khoản WP administrator
    • Admin Email – Điền email address của bạn. Hãy chắc rằng email này đang hoạt động và có thể gửi nhận mail bình thường để được dùng trong các yêu cầu liên quan đến WordPress như là đặt lại mật khẩu.
    • Select Language – WordPress hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ. Chọn ngôn ngữ ở đây.
    • Select Plugins – Chọn plugins bạn muốn cài sẵn.
  4. Nhấn Install button, Softaculous  sẽ bắt đầu cài WordPress.

Lựa chọn 2 – Cài đặt WordPress thủ công trên cPanel

Để cài WordPress thủ công trên cPanel, bạn sẽ cần làm theo các bước sau:
  1. Tải file cài đặt.
  2. Upload file WordPress lên tài khoản hosting qua File Manager
  3. Tạo  MySQL database.
  4. Mở tên miền trên thanh địa chỉ trên browser và cài WordPress theo các bước của WordPress

Bước 1 – Tải file cài đặt WordPress

Trước tiên, tải bản mới nhất của WordPress. File cài đặt được nén trong file .zip. Lưu lại vì bạn sẽ cần dùng ở bước sau.

Bước 2 – Upload WordPress files qua File Manager

Như bạn đã biết, có nhiều cách để upload file WordPress qua tài khoản hosting. Một trong số chúng là sử dụng File Manager cảu cPanel:
  1. Truy cập cPanel và mở File Manager.
  2. Mở thư mục public_html và nhấn nút Upload.
  3. Nhấn Select File và chọn file WordPress .zip bạn đã tải ở bước 1
  4. Khi quá trình upload hoàn tất, biểu tượng upload sẽ chuyển sang xanh lá cây. Nhấn nút Go Back to “/home/username/public_html”.
  5. Chọn file .zip, nhấn nút Extract và Extract File(s) để tiến hành.
  6. WordPress files được giải nén vào thư mục wordpress. Trừ khi bạn muốn mọi người truy cập vào website của bạn qua đường dẫn  bạn cần di chuyển tất cả WP files sang thư mục public_html. Để làm vậy, hãy vào trong thư mục wordpress chọn tất cả files và nhấn nút Move.
  7. Xóa chữ wordpress từ thanh địa chỉ và nhấn nút Move File(s).
  8. Cuối cùng, chọn và xóa thư mục wordpress và file cài đặt .zip bằng nút Delete.

Lời kết

Bằng cách xem qua bài hướng dẫn này, bạn đã biết cách làm thế nào để cài đặt trên nhiều nền tảng và hệ điều hành khác nhau, từ localhost đến cpanel hosting, đến VPS.
Ngoài ra cách tiên lợi nhất là sử dụng auto installers (trình tự động cài đặt) để cài đặt tự động như trên cpanel của Hostinger. Sau khi cài đặt xong rồi, bạn cũng có thể xem qua các bài hướng dẫn WordPress rất hữu ích như sau, có thể nó sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình xây dựng WordPress của bạn.
Chúc bạn thành công! Và nếu có thắc mắc hoặc bất kỳ khó khăn nào trong quá trình cài đặt, hãy để lại comment bên dưới để mình hướng dẫn thêm nhé.

Liên hệ

Địa chỉ: 2N Cư xá phú Lâm D, P.10, Q6, HCM
Hotline: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn

Các tìm kiếm liên quan đến cài đặt wordpress

  • cài đặt wordpress trên máy tính
  • cài đặt wordpress trên localhost wamp
  • cách cài đặt wordpress trên macbook
  • cài đặt wordpress trên hostinger
  • cài đặt wordpress trên godaddy
  • cài đặt wordpress trên centos 7
  • cài đặt wordpress thủ công
  • download wordpress

SEMTEK Co,. LTD

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Proxy list hay proxy server là gì? Nào cùng Semtek tìm hiểu nhé!

Internet là gì? Các lợi ích Internet mang lại cho cuộc sống

Chatbot Là Gì? Lợi Ích Chatbot Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Bạn