Web hosting là gì? Tìm hiểu các loại hosting
Khái niệm web hosting là gì
Web hosting là gì? Đây là dịch vụ giúp bạn xuất bản trang web lên mạng. Là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như Mail, truyền File (FTP)…nơi mà bạn có thể chứa nội dụng trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Nôn na ngắn gọn Hosting là phần cứng nơi lưu trữ dữ liệu website gồm mã nguồn Code, hình ảnh, database..
Khi mà internet ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ thì việc sở hữu 1 website không còn là điều gì xa lạ nữa, thậm chí trong một số trường hợp đây còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các doanh nghiệp, công ty, cá nhân trong thời đại cạnh tranh mang tính toàn cầu như hiện nay. Do đó, thiết kế web là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh hiện nay, hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược Marketing online của khách hàng. Và để có một website hoàn chỉnh thì hosting được xem là một chìa khóa quan trọng và không thể thiếu.
Tuy hosting là phần mềm không thể thiếu trong mỗi website nhưng “hosting là gì?” thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, Semtek Co,. LTD sẽ chia sẻ cho bạn biết rõ hơn hosting là gì? Cũng như một số thông tin khác về web hosting là gì. Hy vọng rằng những điều mà Semtek Co,. LTD chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích một phần nào đó cho quý khách, từ đó giúp quý khách hiểu rõ hơn về hosting
1. Lợi ích khi dùng Web hosting là gì
- Có thể giúp bạn đảm bảo được nội dung của bạn luôn hiển diện trên internet, đảm bảo làm hài lòng người dùng
- Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là đã thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files cũng như dữ liệu cần thiết để website của bạn có thể chạy được.
- Một server là một máy tính vật lý hoạt động liên tục để website của bạn có thể hoạt động mọi lúc cho tất cả mọi người truy cập vào. Nhà cung cấp Web Hosting sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc giữ server luôn hoạt động liên tục, chống tấn công bởi mã độc và chuyển nội dung (văn bản, hình ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.
2. Các loại web hosting
Web hosting có khá nhiều loại khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu của từng khách hàng. Hiện nay,các loại hosting thông dụng, được sử dụng phố biến nhất như:
- Shared Hosting: chia sẻ host
- VPS Hosting: máy chủ riêng ảo
- Collocated hosting: Thuê chỗ đặt máy chủ
- Dedicated Server: Máy chủ dùng riêng
- WordPress hosting
Chi tiết của các loại web hosting là gì?
1. Shared hosting
Là dịch vụ hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau. Toàn bộ source code, web platform, database, và hệ điều hành của các website được đặt trên một server vật lý. Chúng sẽ chia sẻ toàn bộ tài nguyên trên server vật lý này. Có thể nói, Shared Hosting là gói hosting được chia ra từ các Reseller Hosting. Hình thức này tiết kiệm nhất nhưng hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong số các loại hosting.
Với shared hosting – 1 phần của web hosting là gì, bạn không cần lo nghĩ đến việc quản trị, bạn chỉ cần đưa dữ liệu website lên sử dụng những thông số cấu hình với mức phí bạn bỏ ra. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng những tài nguyên chưa sử dụng đến có bị website khác chiếm dụng hay không vì bạn không có quyền quản trị. Thường những người đăng ký Shared Hosting là gì các landing page hoặc các website chỉ có nhu cầu quảng bá hình ảnh sản phẩm mới.
2. Dedicated hosting
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thuê riêng một máy chủ vật lý. Nhà cung cấp mang đến toàn bộ mô hình máy chủ bao gồm: server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành, hỗ trợ nếu hosting gặp vấn đề. Doanh nghiệp sẽ được biết nơi đặt hosting của mình. Họ được toàn quyền sử dụng máy chủ này từ cấu hình phần cứng, cài đặt hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tùy ý, tối ưu hiệu năng hệ thống. Giải pháp hosting này xa xỉ nhất trong các loại hosting. Nó yêu cầu kiến thức chuyên sâu của kỹ thuật viên khi phải thực hiện rất nhiều bước thiết lập hệ thống ở nhiều công đoạn.
3. VPS hosting (Virtual Private Server)
Đây là giải pháp kết hợp giữa shared hosting và dedicated hosting. Một server vật lý được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo. Nhờ đó mà người sử dụng vẫn có thể toàn quyền sử dụng các server ảo này tương tự như dedicated hosting nhưng nó có mức giá thấp hơn.
4. Cloud hosting
Cloud Hosting là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing). Dịch vụ này cho phép đặt website của doanh nghiệp lên một vùng cloud (đám mây). Tượng trưng cho một tập hợp các server chịu trách nhiệm xử lý hoạt động của website. Khác với các mô hình hosting truyền thống, Cloud Hosting cho phép gộp tài nguyên của nhiều server vật lý bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS hosting.
Vì thế, cloud hosting được xem là một giải pháp tân tiến hơn của VPS hosting. Tài nguyên sử dụng cho website được cấp phát cho doanh nghiệp gần như là vô hạn. Lượng tài nguyên của cloud hosting có thể tùy chỉnh cực kì linh hoạt chỉ bằng vài cú click chuột và vài phút hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ cloud hosting.
5. WordPress hosting
WordPress web Hosting là gì dịch vụ hosting trong đó trên hosting website của bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ hosting này và bắt đầu xây dựng hệ thống website của mình trên nền WordPress. Người sử dụng hoàn toàn có thể lựa chọn đặt nền tảng WordPress của mình lên host theo 1 trong 4 phương pháp lưu trữ ở trên. Tuy nhiên hiện nay WordPress Hosting sẽ được xây dựng trên hệ hosting tiên tiến nhất là Cloud Hosting. Các Plugin và Theme của WordPress cũng luôn được cập nhật cho bạn sử dụng. Sẽ có 2 loại WordPress Hosting:
- Managed WordPress Hosting: Là WordPress Hosting mà nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn quản lý hosting và các vấn đề với nó. Đồng thời cũng giúp bạn quản lý hệ thống WordPress của mình. Đảm bảo WordPress của bạn tối ưu SEO, các tiêu chí của công cụ tìm kiếm, lớn nhất là Google. Bạn chỉ cần tập trung tối ưu SEO cho phần content của website. Mức phí sẽ cao hơn Unmanaged WordPress Hosting tuy nhiên mang lại nhiều hỗ trợ đắc lực.
- Unmanaged WordPress Hosting: Là WordPress Hosting mà nhà cung cấp sẽ chỉ hỗ trợ bạn quản lý web hosting là gì và các vấn đề với nó. Mức phí sẽ rẻ hơn Managed WordPress Hosting và đòi hỏi bạn có kiến thức chuyên sâu về thiết kế website và SEO.
Các tính năng của Web Hosting là gì?
1. Tên Miền (Domain)
Trong mối tương quan với Web Hosting thì Tên Miền nhằm giúp Website dễ dàng hiển thị trên internet hơn là thông qua giao thức mã hóa IP (Internet Protocol) truyền thống đồng thời Tên Miền cũng là tên gọi đại diện cho IP.
2. Dung lượng lưu trữ (Disk Page)
Là một trong các thông số kỹ thuật quan trọng đối với Web Hosting mà mọi người cần phải biết. Nó đại diện cho khả năng lưu trữ dữ liệu trên Website, nếu dung lượng lưu trữ đã dùng hết, Website sẽ vận hành chậm chạp thậm chí không thể vận hành. Nếu rơi vào trường hợp này tốt hơn hết là người dùng nâng cấp dung lượng lưu trữ.
3. Băng thông (Bandwith)
Băng thông Website là một khái niệm mô tả lượng dữ liệu thông qua Website được phép truyền tải trong một thời gian nhất định (tải lên khi chỉnh sửa, thiết kế mới và đưa dữ liệu vào Web; tải xuống khi người dùng lướt Web và thực hiện các hành vi liên quan đến đọc dữ liệu). Nếu băng thông Web đã gần hết hoặc đã hết thì tốc độ truy cập Website từ người dùng sẽ rất chậm hoặc gần như không thể.
4. Cơ chế bảo mật, sao lưu và phục hồi dữ liệu
Cơ chế bảo mật của server như thế nào (loại máy chủ sử dụng, công nghệ bảo mật đang dùng, cơ chế bảo mật là cứng (thiết bị) hay mềm (soft)…, bên cạnh đó cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố (đối với các máy chủ share Hosting vật lý truyền thống thì vấn đề này là tối quan trọng). Thông dụng và tốt nhất hiện nay là sao lưu 1 tuần/lần được áp dụng tại DIGISTAR, Mắt Bão, PA, Nhân Hòa… cần lưu ý nếu một ngày một lần sao lưu dữ liệu thì vừa tốn kém chi phí mà vừa không bảo mật (một nghịch lý trong ngành lưu trữ máy chủ web Hosting là gì)
5. Phần mềm hỗ trợ kèm theo
Thường là các phần mềm quản lý việc tải lên (upload) hoặc tải dữ liệu xuống máy tính người dùng (download), thông dụng là Direct Admin, cPanel, Kloxo nếu là máy chủ Hosting linux còn đối với máy chủ Hosting window là Plesk, Ecompak…
6. Tương thích mã nguồn thông dụng
Các mã nguồn phổ biến có được hỗ trợ không (joomla các phiên bản, wordpress các phiên bản, magento, nukeviet, vbb, xenforo… Tuyệt vời nếu hỗ trợ thêm các phiên bản mã nguồn mới xuất hiện hiện nay như Drupal, Python, Perl…
7. Tương thích phiên bản lập trình
Gói dịch vụ Hosting của nhà cung cấp tương thích với phiên bản lập trình nào (ASP, ASP.NET, PHP 5.1, PHP 5.2, …), cũ hay mới (ví dụ PHP 4x hay 5x, ASP hay ASP.NET…). Và sẽ thật tuyệt vời nếu nhà cung cấp cho phép tùy biến phiên bản lập trình như DIGISTAR.
- hosting là gì các bước thực hiện
- vai trò host là gì
- vị trí host là gì
- dung lượng hosting là gì
- domain là gì
- host là nghề gì
- mua hosting
- email hosting là gì
Nhận xét
Đăng nhận xét