Virtual Private Server Và Các Tính Năng

Virtual Private Server (VPS) hay còn gọi là máy chủ ảo được xem như là một bản sao của hệ điều hành. Khách hàng có thể truy cập theo các cấp của người dùng giống với hệ điều hành. Do đó mà khi sử dụng VPS chúng ta có thể cài đặt hầu hết các phần mềm chạy trên hệ điều hành đó. Để nắm rõ hơn về VPS, hãy cùng Semtek tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Virtual Private Server là gì?

1. Khái niệm về Virtual Private Server

VPS là từ viết tắt của Virtual Private Server chính là máy chủ ảo, vps được tạo ra bằng cách chia server vật lý thành nhiều server khác, khi đó vps này có tính năng tương tự như máy chủ riêng. VPS được hoạt động chủ yếu dưới dạng chia sẻ soure server vật lý ban đầu.

Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng sẽ có các chức năng tương đương trong một máy chủ vật lí, đây cũng là một phần mềm xác định và có thể dễ dàng tạo được nhiều cấu hình. Trên thị trường hiện nay thì VPS có giá thấp hơn so với các máy chủ vật lí khác nên hiệu suất có thể thấp hơn đôi chút phụ thuộc vào khối lượng công việc.

Virtual Private Server

2. Đặc điểm của máy chủ ảo VPS

– Máy chủ ảo vps sẽ hoạt động hoàn toàn như một server riêng, cho nên nó sẽ sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ cứng riêng, địa chỉ IP riêng và tất nhiên sẽ là hệ điều hành cũng riêng.

– Sử dụng vps sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh việc thuê một server riêng.

– Như các bạn đã biết thì vps thường dùng để thiết lập web server, mail server hay nhiều ứng dụng thì hiện nay vps còn được sử dụng để thực hiện nhiều nhu cầu riêng như truy cập web bằng trình duyệt web trên máy chủ ảo vps, dowload, upload với tốc độ cao.

– Nếu như VPS bị thiếu tài nguyên thì bạn có thể dễ dàng nâng câp thêm tài nguyên mà không cần phải khởi động lại hệ thống.

– Bạn có thể cài lại hệ điều hành với thời gian từ 5 đến 10p. Virtual Private Server

VPS có đặc điểm của cả máy chủ chia sẻ và máy chủ chuyên dụng. Nó là một máy chủ ảo chuyên dụng nhưng được cài đặt trên máy chủ vật lý được dùng chung với nhiều VPS khác. Công nghệ phía sau VPS tương tự như của VMware hay VirtualBox. Chúng cho phép bạn chạy nhiều hệ điều hành được ảo hóa trên một máy chủ. Ví dụ, máy tính của bạn đang cài Win 10, nhưng bạn có thể chạy cả Linux, macOS, Windows 7 trên máy mà không cần khởi động lại để boot vào.

3. Khi nào thì sử dụng VPS?

– Ngày nay VPS được sử dụng để phục vụ các mục đích như:

– Lưu trữ các dịch vụ của website Virtual Private Server

– Làm một máy chủ game

– Tạo các môi trường ảo để lập trình, nghiên cứu…

– Xây dựng các hệ thống mail server, web server…

– Chạy các chương trình truyền thông

4. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng VPS

a. Ưu điểm Virtual Private Server

– Cài đặt và kích hoạt để sử dụng rất nhanh (chỉ khoảng 5-10 phút là bạn đã có thể sử dụng VPS)

– An toàn với người sử dụng bởi tính năng bảo mật cao

– Toàn quyền sử dụng các phần mềm như một máy chủ độc lập

– Giá thành rẻ hơn so với việc bạn mua máy chủ (server) nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bạn

– Bạn có thể quản lí khách hàng từ xa, giúp khách hàng cài đặt phần mềm, nâng cấp phần mềm…

b. Nhược điểm Virtual Private Server

– Mọi hoạt động của VPS đều phụ thuộc vào máy chủ tạo ra nó, nếu có vấn đề xảy ra với máy chủ vật lí thì mọi hoạt động của VPS cũng bị ảnh hưởng.

– Đôi lúc năng suất làm việc của VPS không đạt được mức như bạn mong muốn.

– Việc nâng cấp VPS khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí.

– VPS khác gì máy chủ chia sẻ và máy chủ chuyên dụng

5. Lợi ích của VPS

–  Riêng tư: Bạn không phải chia sẻ hệ điều hành của mình với bất kỳ ai.

–  Tùy chỉnh: Với VPS bạn có phiên bản riêng của tất cả các ứng dụng máy chủ như Apache, PHP, MySQL. Nếu cần tùy chỉnh dịch vụ nào thì có thể thay đổi để máy chủ phù hợp với nhu cầu của mình.

–  Kiểm soát: Khi cài đặt ứng dụng trên máy chủ và chúng yêu cầu khởi động lại hệ thống, bạn có thể khởi động lại bất cứ lúc nào. Tuy về mặt kỹ thuật, bạn đàng chia sẻ máy chủ với các máy chủ VPS khác, nhưng máy chủ VPS của bạn có thể được khởi động lại mà không ảnh hưởng đến những người đang cùng chia sẻ máy chủ với bạn.

–  Tài nguyên chuyên dụng: Các tài nguyên trên máy chủ VPS là của riêng VPS đó. Ví dụ, bạn có sẵn lượng RAM để dùng bất cứ lúc nào mà không sợ bị ai khác dùng mất như trên máy chủ chia sẻ.

Một số thông số cần lưu ý khi mua Virtual Private Server

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo, và bạn cần phải biết một số thông số cơ bản để có thể mua được dịch vụ tốt và giá cả phù hợp nhất.

virtual private server

1. RAM Virtual Private Server

Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính, nếu máy chủ VPS của bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt, bởi vì khi dùng VPS bạn sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng.

Dịch vụ máy chủ ảo VPS sẽ cho phép bạn chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu bạn thấy VPS nào nhiều hơn 16GB RAM thì đó chính là Cloud VPS, hiện tại dịch vụ này đang được cung cấp khá nhiều tại Việt Nam, có thể kể đến như dịch vụ Cloud Server của Viettel IDC), và tùy theo lượng truy cập vào website của bạn cũng như cách tối ưu VPS thì bạn có thể biết bạn cần RAM nhiều hay ít.

Ví dụ, bạn cần 1GB RAM để sử dụng WordPress thoải mái, hoặc nếu bạn là người thành thạo VPS thì bạn chỉ cần 512MB thì có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000 lượt/ngày và 100 user online cùng lúc.

2. SWAP Virtual Private Server

Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng biết sẽ hơn.

SWAP được hiểu là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload). Bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập. Nhưng không phải VPS nào cũng hỗ trợ SWAP, mà chỉ có các máy chủ ảo XenVPS mới hỗ trợ SWAP. Virtual Private Server

3. Disk

Disk (ổ đĩa cứng/ổ cứng), không gian lưu trữ này được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website lưu trên đó.

Có 2 loại ổ đĩa:

– HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính.

– SSD (Solid State Drive): SSD hoặc ổ cứng bán dẫn, là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với

– HDD 300 lần. Ví dụ, test thử ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.

– Thường thì VPS có SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD. Virtual Private Server

4. CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một dedicated server có lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Ở các gói máy chủ ảo trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.

5. Bandwidth/transfer

Hai từ này đều có nghĩa là băng thông – là lưu lượng được phép truyền tải dữ liệu đi. Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPSm thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS…

6. IP

IP là viết tắt của Internet Protocol là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.

Thông thường, nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168/1./3

Trên đây là 6 thông số cơ bản mà bạn cần biết khi sử dụng dịch vụ máy chủ VPS. Trong đó, thông số về SWAP thường sẽ không hiển thị bên ngoài bảng giá, và bạn có thể chọn số lượng IP cần mua.

So sánh Virtual Private Server với loại web hosting khác

Có nhiều loại web hosting khác nhau cho phép bạn tùy chỉnh nhiều cấp độ khác nhau trên server của bạn. Chúng khác nhau về giá, hiệu năng (ví dụ như thời gian tải trang) và những khả năng khác của dịch vụ (ví dụ, uptime). Bên dưới, bạn có thể tìm hiểu thêm về VPS hosting khác nhau như thế nào với các giải pháp hosting khác.

virtual private server

1. Shared Hosting

Shared hosting là giải pháp cho chủ website với lượng truy cập thấp. Nó thường là lựa chọn đầu tiên cho hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với shared hosting, bạn sẽ chia sẽ server vật lý với các khách hàng khác của công ty hosting.  Bạn không có tài nguyên riêng được cấp phát cho bạn mà website sẽ sử dụng tài nguyên của chính server như mọi người khác.

Vì vậy, bộ nhớ và vi xử lý của website của bạn đang dùng có thể ảnh hưởng bởi người dùng cùng server, ví dụ như lượng truy cập tăng cao bất thường của những người dùng khác. Bạn không thể chọn hệ điều hành hoặc cài đặt phần mềm riêng, cũng như tùy chỉnh riêng cho server vì mọi người đều dùng chung cấu hình. Virtual Private Server

Tức là, nhà cung cấp hosting của bạn sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến server cho bạn – họ quản trị/điều hành server để bạn tập trung vào công việc của bạn.

Có thể xem như shared hosting là một căn phòng cho thuê nơi bạn chia sẽ căn hộ đó với nhiều người cùng phòng. VPS hosting thì giống như là bạn có căn phòng riêng nơi bạn có quyền trang trí nội thất bên trong. Ví dụ, họ có quyền chọn rèm cửa, màu sơn, đồ dùng, vâng vâng.

2. Cloud Hosting

Với cloud hosting, bạn không dùng duy nhất một server mà thay vào đó bạn sử dụng một cluster vận hành trên đám mây. Mỗi server trong một cluster chứa bản website mới nhất của bạn. Khi một server không hoạt động, cluster tự động chuyển hưởng traffic sang server còn lại. Nhờ vậy, cloud hosting không có thời gian downtime, vì luôn có server trong cluster có thể giải quyết yêu cầu từ khách truy cập.

Cloud Hosting và VPS hosting không phải tuyệt đối khác biệt với nhau. Hơn nữa, nhiều công ty hosting cũng có hỗ trợ VPS hosting trên nền tảng đảm mây. Đây cũng là giải pháp chúng tôi chọn sử dụng tại Hostinger, vì chúng tôi thấy rằng sự kết hợp giữa VPS và công nghệ đám mây mang lại lợi ích hiệu năng tốt nhất trên môi trường ảo hóa.

3. WordPress Hosting

WordPress hosting là dịch vụ hosting đặc biệt cho những ai sở hữu site WordPress. Nó được tối ưu riêng cho WordPress bằng những tính năng bạn chỉ có thể sử dụng khi dùng WordPress, như là việc cài đặt bằng 1 click, các plugin được cài sẵn, và giao diện dòng lệnh trên WP. Server cũng được cấu hình tốt cho WordPress. Vì vậy, nhà cung cấp hosting cung cấp giải pháp WordPress hosting trong nhanh shared hosting của họ. Virtual Private Server

Mặc dù bạn có thể cài đặt WordPress trên máy chủ ảo, nhưng bạn cần tự chỉnh server sao cho nó phù hợp với WordPress. Nếu bạn chọn VPS cho site WordPress, bạn cũng có thể thiết lập môi trường phù hợp cho nhu cầu kinh doanh của bạn.

4. Hosting riêng

Với dedicated hosting, bạn sẽ thuê hẳn một server vật lý để làm việc. Nếu bạn có website với lượng truy cập cao, thì hosting riêng là giải pháp tốt nhất cho bạn, vì server nhanh, linh hoạt và hoàn toàn có thể tùy chỉnh riêng. Tuy nhiên, dịch vụ có thể có giá thành rất cao, và không dành cho đại đa số người dùng, đặc biệt nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặc dù VPS hosting cũng cho phép bạn chọn và chỉnh cấu hình trên hệ điều hành và chỉnh các ứng dụng server, dedicated hosting còn đi xa hơn nữa khi cho phép bạn tùy chỉnh cả phần cứng, vì server giờ là của bạn và không ai có quyền ý kiến bạn thiết lập như thế nào. Bạn có thể chạy một server riêng on-site (ví dụ, trên văn phòng của bạn), tuy nhiên bạn sẽ không được bảo đảm bởi đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật hosting chuyên nghiệp trong trường hợp này. Virtual Private Server

 

Tìm kiếm liên quan đến Virtual private server

  • virtual private server là gì
  • cách tạo máy chủ ảo vps
  • mua vps
  • thuê vps
  • tìm hiểu về vps
  • vps l
  • địa chỉ vps
  • vsp la gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Proxy list hay proxy server là gì? Nào cùng Semtek tìm hiểu nhé!

Internet là gì? Các lợi ích Internet mang lại cho cuộc sống

Chatbot Là Gì? Lợi Ích Chatbot Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Bạn