Những điều cần biết về server máy chủ
Server máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.
Tìm hiểu tổng quan về server máy chủ
1. Đặc điểm
Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng). Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).
Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.
Nhiều hệ thống sử dụng mô hình client/server mạng này bao gồm các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.
2. Phân loại server máy chủ
Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:
– Máy chủ riêng (Dedicated): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.
– Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.
– Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.
Tầm quan trọng của server máy chủ trong doanh nghiệp
Việc sở hữu 1 máy chủ riêng giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào bên cung cấp thứ 3. Quan trọng hơn là khả năng quản lý thông tin tối ưu, tránh được nguy cơ mất cắp dữ liệu, hạn chế được các cuộc tấn công qua mạng, virut backdoor… hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, hệ thống máy tính để bàn bắt đầu bộc lộ các yếu điểm và không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều cần đến server để tăng hiệu suất công việc, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Ngày nay những chiếc PC thông thường đã không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu của người dùng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ.
Bên cạnh đó, hầu hết các ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay thường được viết để có thể chạy trong hệ thống có kết nối mạng. Tuy nhiên, một máy tính bình thường khó có khả năng và sức mạnh để xử lý khối lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn. Vì vậy, một máy chủ có tính ổn định và tốc độ xử lý cao sẽ mang lại thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Sử dụng máy chủ (Server) mang lại nhiều lợi ích:
- Không phải tốn thêm chi phí nếu bạn cần tạo thêm nhiều site.
- Điều khiển toàn bộ hệ thống thông qua trình duyệt web tiện lợi.
- Do đó với độ thực thi cao, độc lập, bảo mật, tùy chọn cấu hình và nhiều thuận lợi khác của dedicated server sẽ giúp cho mọi ứng dụng trên máy chủ của bạn hoạt động tốt.
- Với một máy chủ được sử dụng dành riêng cho công việc kinh doanh của bạn, bạn không bị hạn chế trong công việc của mình. Bạn có thể triển khai kinh doanh trên website của bạn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Bạn có thể sử dụng tất cả các quảng cáo mà bạn muốn với một máy chủ cho thuê và kiếm nhiều tiền hơn trên website của bạn.
- Tăng không gian lưu trữ, giải phóng băng thông đảm bảo cho một lượng lớn truy cập đồng thời.
- Khả năng sử dụng nhiều tài nguyên. Bạn không những có thể đặt các quảng cáo hay chương trình liên kết bán hàng bao nhiêu tùy ý trên website của bạn mà bạn còn lưu trữ chính website của mình. Điều này cũng có thể mang lại cho bạn thu nhập vượt trội.
Những lưu ý khi sử dụng server máy chủ
1. Windows hay Linux
Một điều mà các bạn cần phải lưu ý đến là hệ điều hành của máy chủ. Trong đó Windows và Linux là hai hệ điều hành phổ biến của loại máy chủ VPS. Linux là một phần mềm mã nguồn mở và rẻ hơn Windows. Máy chủ trên nền tảng Linux cũng linh hoạt và hỗ trợ nhiều loại ứng dụng hơn. Vì vậy Linux là một lựa chọn tốt trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số ứng dụng được hỗ trợ tốt hơn trên Windows. Vì vậy nếu bạn có ý định cài đặt hoặc sử dụng những ứng dụng đó bạn nên lựa chọn sử dụng VPS trên nền tảng Windows.
2. Cấu hình Máy chủ
Cấu hình của máy chủ đóng vai trong quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ của website hoặc ứng dụng của bạn. Bao nhiêu RAM sẽ được dùng, nên chọn loại vi xử lý nào, dung lượng ổ cứng sẽ được sử dụng là bao nhiêu…tất cả yếu tố đó đều quan trọng. Một điều bạn cần biết đó là việc nạng cấp một VPS là cực kỳ khó khăn và một điều đặt biệt là là máy chủ có phần cứng mạnh hơn, CPU hiện đại hơn…không có nghĩa là VPS của bạn sẽ chạy nhanh hơn. Tùy theo chính sách chia sẻ tài nguyên của nhà cung cấp, bạn nên quan tâm đến tính dự phòng, số nhân (core) CPU và tốc độ tối đa được cấp phát (tính bằng GHz).
3. Dự phòng và mở rộng
Khả năng dự phòng được hiểu là có một nguồn tài nguyên dự trữ có sẵn, đặc biệt ở trung tâm dữ liệu. Nếu nguồn điện xảy ra sự cố sụp nguồn thì máy phát và hệ thống UPS nên được chuẩn bị sẵn, nếu dịch vụ của ISP bị gián đoạn thì một số giải pháp thay thế nên được chuẩn bị sẵn, nếu máy chủ bị quá tải thì những server khác nên được chuẩn bị sẵn… trường hợp tăng đột biến lưu lượng trên server. Cả hai yếu tốt này kết hợp với nhau sẽ góp phần giúp cho hiệu suất hệ thống ổn định hơn, tránh sập web.
4. Lưu lượng băng thông cho phép
Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ VPS đều áp đặt một lượng băng thông nhất định cho máy chủ của bạn, nếu muốn thêm thì phải trả tiền. Nếu bạn chọn một VPS lưu trữ web, hãy chắc chắn bạn không trả quá nhiều tiền trong khi gói dịch vụ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.
Các tìm kiếm liên quan đến server máy chủ
- máy chủ server dell
- máy chủ server là gì
- máy chủ workstation
- cây sever máy chủ
- máy chủ mini
- máy chủ là gì
- máy chủ server cũ
- máy chủ ibm
Nhận xét
Đăng nhận xét