Cloud VPS là gì? Cách quản trị VPS hiệu quả
Tìm hiểu định nghĩa về Cloud VPS là gì?
Cloud VPS là gì? Cloud VPS (Cloud Virtual Private Server) còn được gọi là máy chủ riêng ảo hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây. Nó là một dạng server ảo được xây dựng trên nền tảng điện toán máy tính và được cấp riêng cho từng người dùng. Máy chủ ảo này cho phép bạn truy cập nhanh chóng trên các máy chủ mà không cần mất quá nhiều thao tác như trước nữa.
Hiểu một cách cơ bản thì CLoud VPS nôm na giống như Share Web Hosting. Cloud VPS có nghĩa là cùng sử dụng chung trên 1 máy chủ. Do sử dụng chung nên các nhánh đó được gọi là máy ảo. Tuy nhiên Cloud VPS có giới hạn tài nguyên rất thấp bởi VPS đều có các TAm tách biệt cho mỗi máy chủ ảo. Người dùng chỉ có thể dùng lượng tài nguyên ở trong phần giới hạn đó. Mỗi một máy chủ ảo đều có hệ điều hành, bộ xử lý CPU và bộ nhớ,…. riêng biệt giống như 1 máy chủ vật lý được quản lý và cấu hình riêng biệt.
Nhìn chung, Cloud VPS chính là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu giúp người dùng thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm được chi phí hơn so với máy chủ ảo VPS thông thường. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ, Cloud VPS đã khắc phục những hạn chế mà các loại máy chủ trước không làm được. Từ đó, người dùng có thể thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng hơn.
Tính năng nổi bật của cloud VPS là gì?
Tự động khởi tạo
Cloud VPS sẽ được tự động khởi tạo trong vòng từ 01 đến 05 phút kể từ khi hóa được được xác nhận thanh toán.
Hệ thống Cloud Storage
VPS được lưu trên hệ thống Cloud Storage được sao lưu nhiều bản trên nhiều Storage Server giúp dữ liệu của VPS luôn được đảm bảo.
Toàn quyền quản trị
Khách hàng có thể chủ động quản trị VPS (On/Off/Reset/Console) và Reload OS thông qua hệ thống khách hàng.
Chủ động Backup
Khách hàng có thể chủ động backup/restore VPS.
Cluster Compute
Cloud VPS được chạy trên 1 cụm Cluster Compute giúp VPS luôn hoạt động ngay cả khi gặp sự cố về phần cứng.
99.9% Uptime
Cloud VPS được áp dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép hoạt động liên tục 24/7/365.
Ưu điểm và nhược điểm của Cloud VPS là gì?
Cloud VPS được sử dụng rộng rãi ở các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ cho tới các doanh nghiệp lớn. Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ đưa hàng hóa lên Internet một cách dễ dàng và quảng báo sản phẩm, dịch vụ của mình được nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng có một số điểm hạn chế so với các dịch vụ VPS hay Cloud Server thông thường.
1. Các ưu điểm nổi trội của dịch vụ Cloud VPS
Thuận tiện trong việc quản lý
Trước kia việc sử dụng máy chủ ảo VPS thông thường đa phần chỉ cung cấp cho khách hàng có tài khoản admin hay root để người dùng truy cập từ xa các công việc như: khởi động, backup, cài lại OS.
Việc quản lý hệ thống thông qua VPS Cloud ngày càng thuận tiện, tuy nhiên với công nghệ ảo hóa kvm cho phép quản lý thủ công chương trình ảo hóa được kích hoạt từ máy trạm, không cần qua công cụ quản lý cũng đã được các doanh nghiệp lớn sử dụng để quản trị nguồn tài nguyên, tăng khả năng phân tích dữ liệu thì
Những công việc đó thường do nhà cung cấp dịch vụ làm, vì vậy người dùng không thể nào chủ động được. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn trái ngược khi bạn dùng Cloud VPS. Người dùng sẽ được cung cấp tài khoản portal để có thể chủ động khởi động, tắt, backup và cài đặt lại sao cho chúng phù hợp với hệ thống giúp bạn chủ động được trong mọi tình huống.
Tiết kiệm các chi phí
Đây là yếu tố được rất nhiều người dùng quan tâm khi sử dụng dịch vụ Cloud VPS. Chỉ cần trả một khoản phí cho các thông số mà bạn đang sử dụng như: HDD, bộ nhớ RAM hay dung lượng,… Việc sử dụng dịch vụ trả tiền sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí đáng kể so với dịch vụ máy chủ ảo VPS thông thường.
Đảm bảo an toàn và bảo mật cao
Tính an toàn và bảo mật là một trong các ưu điểm được nhiều khách hàng yêu thích khi sử dụng dịch vụ Cloud VPS. Đối với VPS thông thường, nếu máy chủ vật lý tổng gặp sự cố như sập thì VPS thông thường cũng bị ảnh hưởng theo và khả năng chúng bị mất dữ liệu là rất cao. Còn khi sử dụng CLoud VPS thì dữ liệu sẽ được đảm bảo an toàn hơn bởi chúng được xây dựng bởi nhiều máy chủ vật lý cho phép dịch chuyển sang các máy chủ khác trong cùng hệ thống.
2. Nhược điểm của Cloud VPS
Ngoài những ưu điểm trên thì cloud VPS cũng có một số điểm hạn chế khiến người dùng không hài lòng:
- Máy chủ ảo VPS hoạt động phụ thuộc vào máy chủ, vì vậy đôi khi chúng vận hành không ổn định.
- Tốn khá nhiều chi phí nếu như muốn nâng cấp thêm tài nguyên. Tuy nhiên nguồn tài nguyên đó cũng có giới hạn và không phục vụ được những yêu cầu khác nhau của người dùng.
- Điểm hạn chế nhất của dịch vụ này đó là VPS hay bị treo hoặc bị mất mạng vào giờ cao điểm. ĐIều này khiến rất nhiều khách hàng khó chịu khi đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện giao dịch của mình trên mạng.
Cách quản trị hiệu quả Cloud VPS là gì?
1. Ping
Từ máy bạn: trong cmd gõ: ping 1.2.3.4 -t
Máy bạn sẽ kiểm tra kết nối đến VPS xem đường truyền đến VPS có đảm bảo việc kết nối. Với một kết nối mạng bình thường thì ping sẽ vào khoảng 70 ~ 90 ms.
2. Check hệ thống quản lý VPS
Kiểm tra lượng CPU
Sử dụng lệnh: cat /proc/cpuinfo
Dòng “processor” sẽ cho biết lượng nhân (core) bạn có, nhân thứ nhất bắt đầu từ con số 0. Như vậy nếu bạn được cấp 1 nhân thì bạn sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0, nếu bạn được cấp 2 nhân thì bạn sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bản tin CPU, lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1.
Dòng “model name” sẽ cho biết CPU bạn đang sử dụng.
Dòng “cpu MHz” sẽ cho biết lượng Mhz trên core đó.
AppVZ thiết kế lượng CPU cấp cho VPS để ở mức lớn gấp đôi so với mức đăng kí của VPS bạn. VD nếu bạn sử dụng gói VPS-1 có 25% Core (~ 666Mhz) thì bạn sẽ thấy được cấp tới 1.33Mhz, gói VPS-2 có 50% Core (~ 1.33Ghz) thì bạn sẽ thấy là 2.66Ghz. Và từ gói VPS-3 bạn sẽ thấy có 2 Core.
Mục đích của việc thiết kế này là để giúp bạn có thể tận dụng được tối đa lượng CPU trên server tránh lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục sử dụng vượt mức CPU thì chúng tôi có thể sẽ tiến hành giới hạn lượng CPU trở về đúng mức bạn đăng kí. Chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn nên nâng cấp gói VPS cao hơn vì CPU quyết định lớn vào khả năng xử lý dữ liệu của VPS.
Kiểm tra lượng RAM
Sử dụng lệnh: free -m
Cột “Total” sẽ cho bạn biết tổng lượng RAM bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ), VD nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB thì bạn sẽ thấy lượng RAM tổng là 768.
Cột used sẽ cho biết lượng RAM bạn đã sử dụng và cột free cho biết lượng RAM còn lại.
VPS đang hoạt động tốt là mức RAM tiêu hao đạt từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM bị sử dụng trên 3/4 và có thể đạt mức hết RAM, chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn cũng nên nâng cấp gói VPS vì RAM quyết định khả năng duy trì hoạt động, nếu lượng RAM bị hết sẽ gây ra tình trạng overload VPS.
Kiểm tra uptime
Là thời gian máy chủ hoạt động liên tục, bạn kiểm tra thời gian VPS từ lúc được giao đến lúc kiểm tra mà lớn hơn uptime thì bạn nên báo lại để kiểm tra
Sử dụng lệnh: # uptime
Kiểm tra tốc độ ghi ổ cứng
Sử dụng lệnh: # dd if=/dev/zero of=1GB.tmp bs=1024 count=1M conv=fdatasync
Kết quả báo về sẽ cho biết thời gian copy 1G dữ liệu vào ổ cứng trong bao lâu và tốc độ cóp (>50Mb/s là tốt, >100Mb/s là rất tốt còn dưới <50MB/s bạn có thể tìm nhà cung cấp khác)
Kiểm tra dung lượng ổ cứng
Sử dụng lệnh: # df -h
Như vậy chỉ với một số thao tác cơ bản, bạn có thể quản lý VPS của mình một cách hiệu quả ngay tại nhà hay cơ quan làm việc. Trường hợp khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ quản lý VPS một cách tốt nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến cloud vps là gì
- cloud server
- cloud hosting là gì
- thuê cloud server
- cloud service là gì
- mua cloud server
- cloud server vps
- vps vs cloud server
- bảng giá cloud server viettel
Nhận xét
Đăng nhận xét