Máy trạm là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Workstation

Tìm hiểu định nghĩa và mục đích sử dụng máy trạm là gì?

Máy trạm là gì? Máy trạm Workstation (còn gọi là máy trạm, máy tính trạm, máy tính workstation,…) là một máy tính dành cho cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng có cấu hình mạnh hơn, chạy nhanh hơn được thiết kế dành để chạy các ứng dụng kỹ thuật hoặc khoa học và có nhiều khả năng hơn một máy tính cá nhân thông thường có thể kết nối với nhau qua mạng máy tính và phục vụ nhiều User cùng lúc, các máy trạm cung cấp hiệu suất cao hơn máy tính để bàn, đặc biệt là về CPU, đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm.

Nó được tối ưu hóa cho việc xử lý các loại dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, các mô phỏng trong thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học.

Thông thường các bộ phận giao tiếp với máy trạm bao gồm: Màn hình với độ phân giải cao, bàn phím và chuột, đôi khi cũng cấp kết nối với nhiều màn hình, máy tính bảng đồ họa và chuột 3D có thể nói rằng, máy tính trạm là một “Siêu máy tính phổ thông” với cấu hình mạnh.

Mục đích sử dụng của máy trạm Workstation

Máy trạm chủ yếu dành cho nhu cầu sử dụng doanh nghiệp hay chuyên nghiệp (máy chủ, thiết kế, đồ họa,…), được thiết kế và cấu hình cho các ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM), phát triển phần mềm, các kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa,… hay bất cứ ai có nhu cầu sức mạnh điện toán vừa phải, dung lượng bộ nhớ RAM lớn và các khả năng đồ họa tương đối cao cấp, đặc thù của máy trạm là được liên kết với nhau thành một mạng cục bộ LAN.

Hai hệ điều hành chủ yếu thường được sử dụng cho máy trạm là Unix và Windows NT, máy trạm workstation vốn được những nhà sản xuất vô cùng tỉ mỉ, một số hãng máy trạm thành công nhất phải kể tới Sun Microsystems, Dell, IBM, HP.

Về khía cạnh hệ thống mạng lưới (network), thực tế là trong môi trường công ty ngày nay, nhiều nhân viên vẫn thường có những máy trạm workstation như vậy. Chúng đơn giản chỉ là những chiếc máy tính cá nhân được kết nối với mạng LAN để chia sẻ các nguồn tài nguyên của một hay nhiều máy tính lớn hơn và cũng vì chúng vốn là máy tính cá nhân, nên các máy trạm workstation có thể được sử dụng một cách độc lập khỏi máy Mainframe do chúng có những phần mềm ứng dụng riêng được cài đặt và có ổ đĩa cứng riêng.

Thành phần cơ bản cấu tạo nên máy trạm là gì?

1. CPU

Đa phần các máy workstation chuyên dụng thường không sử dụng các dòng CPU dành cho máy tính bàn phổ biến như Intel Core 2 Duo, Intel Core i series, AMD Ryzen,… Các dòng máy tính workstation thường sử dụng các dòng CPU chuyên dụng như Intel Xeon, AMD Ryzen Threadripper.

Những bộ vi xử lý đó có các tính năng vượt trội hơn nhiều so với các dòng vi xử lý máy tính bàn như tốc độ xử lý, khả năng xử lý đa nhiệm, bộ nhớ đệm (cache) cao và các công nghệ cao cấp chuyên dụng khác được tích hợp vào vi xử lý.

Đặc biệt, các dòng vi xử lý dành cho máy trạm này còn được các nhà phát triển, nhà sản xuất phần mềm viết phần mềm độc lập cho riêng các dòng CPU này nhằm giúp tối đa hóa công suất mà CPU có được như các bộ phần mềm của PTC, Autodesk, Adobe,…

2. Mainboard (Bo mạch chủ)

Mainboard có 1 chút khác biệt so với các dòng mainboard thông thường như sau:

– Sử dụng linh kiện chất lượng cao đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài

– Sử dụng chipset cao cấp

– Hỗ trợ nhiều CPU

– Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM và dung lượng tối đa cũng lớn

– Tích hợp chipset cấu hình RAID hỗ trợ các chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD

3. Ram Workstation (RAM ECC)

Ram ECC là loại RAM có khả năng điểu khiển được dòng dữ liệu truy suất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp giảm rủi ro và chi phí vận hành. máy trạm là gì

ECC RAM được tích hợp nó sẽ giúp khắc phục gần như 99.99% các lỗi về bộ nhớ giúp máy hoạt động một cách mượt mà không gặp chút rắc rối nào và ổn định trong một thời gian dài.

4. Ổ cứng

Có 3 loại ổ cứng HDD được dùng cho các dòng máy workstation là ổ cứng SATA, ổ cứng SSD và ổ cứng SAS:

  • Ổ cứng SATA: Loại ổ cứng cơ học phổ thông giá rẻ dung lượng cao nhưng tốc độ truy xuất thấp (20mb/s – 100mb/s), thường thấy ở tất cả các máy PC, Server và cả Workstation
  • Ổ cứng SAS (Serial Attached SCSI): Loại ổ cứng trung cấp có giá đắt hơn và tốc độ nhanh hơn (200MB/s – 1000mb/s), dung lượng lưu trữ vào khoảng 300GB – 1TB, có độ bền cao hơn ổ SATA
  • Ổ cứng SSD (Solid State Drive): Loại ổ cứng cao cấp thể rắn dung lượng thấp nhưng tốc độ truy xuất cực nhanh, thường tốc độ ghi dữ liệu vào khoảng 500mb/s – 3000mb/s, tiết kiệm 30%-60% điện năng, không gây tiếng ồn, chạy mát và chống sốc

5. Card đồ họa

Đây là bộ phận không thể thiếu trong dòng máy Workstation, được chia làm 4 loại: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Một số hãng sản xuất nổi tiếng hiện nay là NVIDIA với dòng Nvidia Quadro, AMD với dòng ATI FirePro.

Card đồ họa này được sản xuất tối ưu hóa cho những dòng sản phần mềm của các hãng thứ 3: Autodesk, PTC, Adobe và được cấp chứng chỉ ISV về độ tối ưu và ổn định khi chạy phần mềm của hãng.

Các dòng VGA phổ thông mặc dù khi chạy các ứng dụng 3D rất mượt trong game nhưng khi mô phỏng thiết kế hay render thì lại đuối sức hơn rất nhiều so với card chuyên dụng.

6. Màn hình, bàn phím và chuột

Là những linh phụ kiện cực kì quan trọng, không thể thiếu để điều khiển, di chuyển và cập nhật hình ảnh cho người dùng.

7. Một số linh phụ kiện khác kèm theo

Ưu và nhược điểm của máy trạm là gì?

1. Ưu điểm của máy trạm là gì

Thị trường máy tính trạm hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều dòng máy đến từ nhiều hãng khác nhau, nhìn chung, tất cả các dòng máy tính workstation đều có chung các ưu điểm:

Hoạt động ổn định, ít hư hỏng

Các loại máy trạm nguyên bộ chính hãng được nhà sản xuất thiết kế và lắp ráp với các linh kiện điện tử chất lượng nên khả năng hoạt động lẫn độ bền của máy được đảm bảo. Cụ thể, những dòng máy trạm của Dell, HP đều hoạt động tốt hơn gấp 2 lần so với các dòng máy tính thông thường, cũng rất hiếm khi bị hư hỏng hay lỗi phần mềm, phần cứng nhờ vào 2 tính năng chính:

  • ECC RAM: Sửa lỗi bộ nhớ mã code: Chiếc máy workstation sẽ sửa lỗi bộ nhớ trước khi chúng ảnh hưởng đến hệ thống và làm chậm tốc độ vận hành của máy.
  • Multiple Processor Cores: Nhiều nhân xử lý. Một máy tính càng có nhiều nhân, thì khả năng xử lý của nó cũng hoạt động mạnh mẽ hơn, đảm nhận được nhiều công việc hơn.

Giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống

Trước khi được tung ra thị trường, những chiếc máy tính trạm luôn được kiểm tra nhiều lần vô cùng kĩ càng bởi các kĩ sư và chính những cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, với thiết kế đồng bộ phần cứng với phần mềm, tạo nên sự ăn khớp tối ưu trong hoạt động nên những chiếc máy tính trạm đã giảm thiểu tối đa khả năng lỗi hệ thống, cũng không xảy ra những sự cố crash như các dòng máy tính để bàn hay laptop thông thường.

Thích hợp với các kỹ thuật viên

Như đã nói ở phần đầu, chiếc máy trạm giá rẻ với cấu hình được tạo nên để phục vụ cho việc xử lý CAD, hoạt hình, phân tích dữ liệu khổng lồ hay để thiết kế những video, chỉnh sửa âm thanh. Sở dĩ máy trạm có thể làm được những điều này chính là nhờ tất cả các bộ phận (bo mạch chủ, CPU, RAM, ổ cứng bên trong, card màn hình, …) đều được thiết kế chuyên biệt để sử dụng riêng cho mục đích đẩy nhanh tốc độ hoạt động trong một thời gian dài. Tại các doanh nghiệp, hầu hết các máy tính trạm vẫn có thể hoạt động liên tục để phân tích và trích xuất dữ liệu ngay cả khi mọi người đã tan ca.

máy trạm là gì

2. Nhược điểm của máy trạm là gì?

Chi phí sử dụng cao

Do được sử dụng các chất liệu và công nghệ tốt nhất nên chi phí để sử dụng nó rất cao. Thay vào đó là người dùng có được sản phẩm phù hợp chất lượng. Đây cũng là một trong các đặc điểm dùng để so sánh máy trạm và máy tính PC.

Máy ráp có mặt tại nhiều nơi

Do sự tiện dụng của nó nên nhiều người đã tựu xây dựng cho mình những dòng này, nếu bạn không có nhiều kiến thức có thể mua phải những chiếc đó không đúng như quy chuẩn.

Sự khác nhau giữa máy chủ và máy trạm là gì?

Máy chủ là phần cứng / phần mềm được sử dụng để thực hiện yêu cầu từ các máy tính khác kết nối với nó. Là một máy tính không có màn hình, bàn phím và chuột.

Workstation là máy tính có hiệu năng cao hơn được sử dụng cho một nhiệm vụ cụ thể, thường là phần cứng và phần mềm trên một máy trạm được thiết kế để cung cấp hiệu suất tốt nhất trong một loại công việc (đồ họa kỹ thuật 3D, render video, tính toán logic, trí tuệ nhân tạo…).

Máy chủ là thành phần trung tâm của hệ thống mạng, đáp ứng các yêu cầu dịch vụ trong mạng.

Máy trạm có thể được kết nối với mạng hoặc các hệ thống độc lập như một máy tính bình thường

Các máy trạm có các thiết bị nhập / xuất cá nhân như bàn phím, chuột và giao diện video, trong khi các máy chủ không bắt buộc phải có các thiết bị IO cá nhân. Thiết bị đầu vào / đầu ra được kết nối với nhiều máy chủ thông qua một công tắc KMV trong một giá đỡ máy chủ.

Workstations có GUI (Graphical User Interface – giao diện đồ họa người dùng), nếu không máy trạm được sử dụng cho một số mục đích khoa học cụ thể liên quan đến một hệ điều hành được thiết kế với một CLI (Command – line –interface), nhưng các máy chủ không bắt buộc phải có GUI.

Đối tượng sử dụng

Máy trạm

Tất nhiên chính là chuyên gia thiết kế, đồ họa và làm phim, hoạt hình và ở tất cả các lĩnh vực khác nhau như sản xuất, bất động sản, kiến trúc, khoa học, y học đến năng lượng đến truyền thông và giải trí đều có thể sử dụng được. Tuy mức giá của Máy trạm Workstation không hề rẻ so với mức thu nhập trung bình hiện nay, nhưng tiềm năng của nó lại vô cùng lớn vì nhu cầu của thị trường đang tăng cao.

Máy chủ

Phù hợp với các doanh nghiệp lớn, tài chính mạnh, đang chạy dự án ngắn hạn cần giải quyết nhu cầu mở rộng phần cứng để chạy website nặng và lưu trữ nguồn dữ liệu lớn.

Các tìm kiếm liên quan đến máy trạm là gì

  • máy trạm laptop dell precision
  • may tram là gì
  • máy trạm lenovo
  • workstation laptop
  • máy trạm có chơi game được không
  • máy trạm dell mới nhất
  • máy tính workstation tphcm
  • máy trạm msi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Proxy list hay proxy server là gì? Nào cùng Semtek tìm hiểu nhé!

Internet là gì? Các lợi ích Internet mang lại cho cuộc sống

Chatbot Là Gì? Lợi Ích Chatbot Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Bạn