Server là gì? Những gì bạn cần biết về Server và Hosting

Giới thiệu

Máy chủ (Server) là một thuật ngữ mà ai trong chúng ta đã từng nghe qua. Đặc biệt là những nhà quản trị website hay các nhà đầu tư máy chủ, sự ổn định của máy chủ được ví như sự sống còn của website hay cơ sở dữ liệu mà họ sở hữu vậy. Vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ về máy chủ để so sánh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cũng như thỏa mãn được nhu cầu và mục đích sử dụng trước khi thuê.

Máy chủ là gì (Server)?

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

Có những loại máy chủ nào?

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân thành ba loại: Máy chủ vật lý riêng(Dedicated Server), Máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây (Cloud Server).

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

Máy chủ ảo (VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Khi tiến hành thuê máy chủ, người tiêu dùng thường nhận được 2 loại dịch vụ cho thuê là: máy chủ ảo (VPS) hoặc máy chủ đám mây (Cloud server). Vì vậy, bài phân tích này sẽ tập trung vào 2 loại máy chủ này.

VPS là gì?

VPS là chữ viết tắt của Virtual Private Server – máy chủ ảo cá nhân. VPS hosting là một trong các dịch vụ hosting phổ biến nhất để bạn có thể sử dụng làm nền tảng cho website. Nó dùng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server cho bạn sử dụng để tách biệt tài nguyên đó khỏi dùng chung với các người dùng khác cùng server vật lý.

Nó an toàn hơn và ổn định hơn so với shared hositng vì bạn không phải chia sẽ không gian lưu trữ với người khác mà được dùng riêng. Giá sở hữu cũng rẻ hơn là thuê hẵn một server riêng.

VPS hosting thường được chọn bởi nhiều chủ sở hữu website với lượng truy cập trung bình mà đã vượt giới hạn shared hosting nhưng vẫn chưa cần đến tài nguyên lớn của server riêng.

VPS hosting hoạt động như thế nào?

Server là một máy tính chứa các file và database cần thiết cho website của bạn. Bất kể khi nào người dùng muốn truy cập website, browser của họ sẽ gửi yêu cầu tới server và nó sẽ chuyển những file cần thiết qua internet xuống máy tính của họ.

VPS hosting là giải pháp giúp bạn tạo ra một server hoạt động tương tự như một máy chủ vật lý. Trên thực tế, máy này là một phần trong một máy chủ vật lý nhưng có tài nguyên riêng được phân chia từ máy đó.

Việc này có thể thực hiện được nhờ công nghệ ảo hóa, nhà cung cấp hosting cài đặt lớp ảo hóa lên trên hệ điều hành (OS) của server. Lớp này sẽ chia server thành những phần khác nhau và cho phép người dùng cài đặt OS riêng của họ hoặc phần mềm riêng.

Vì vậy, nó được gói là máy chủ ảo cá nhân VPS vì nó được dùng riêng/cá nhân với công nghệ ảo hóa để bạn có toàn quyền điều khiển như một máy tính thông thường. Nó tách biệt hẵn với các VPS khác trong cùng máy tính vật lý.

Trên thực tế, công nghệ VPS giống như tạo phân vùng riêng trên máy tính cá nhân của bạn khi bạn muốn chạy nhiều hơn 1 hệ điều hành (ví dụ, khi bạn muốn cài cả Windows và Linux) mà không phải khởi động lại.

Chạy VPS giúp website của bạn chứa trong một phân vùng an toàn được cấp phát tài nguyên cố định (bộ nhớ, dung lượng đĩa, CPU cores, vân vân). Bạn không phải chia sẽ nó với các user khác. Với VPS hosting, bạn có cùng một quyền truy cập root như khi bạn thuê server riêng, nhưng với chi phí rẻ hơn rất nhiều.

So sánh VPS hosting và các loại máy chủ khác:

Có nhiều loại web hosting khác nhau cho phép bạn tùy chỉnh nhiều cấp độ khác nhau trên server của bạn. Chúng khác nhau về giá, hiệu năng (ví dụ như thời gian tải trang) và những khả năng khác của dịch vụ (ví dụ, uptime).

Bên dưới, bạn có thể tìm hiểu thêm về VPS hosting khác nhau như thế nào với các giải pháp hosting khác.

Shared server – Shared hosting

Đây là gói dịch vụ lưu trữ website chuyên nghiệp có máy chủ đặt tại Việt Nam đường truyền tốc độ nhanh. Shared hosting luôn là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một website giới thiệu, giao dịch thương mại trên Internet một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Các đặc tính của Shared Hosting:

  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản khác nhau.
  • Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (Email) theo tên miền riêng.
  • Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain).
  • Sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn.
  • Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting.
  • Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng.
  • Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.
  • Video, tài liệu, ebook hướng dẫn sử dụng minh họa rõ ràng & dễ hiểu.

Ưu điểm của Shared Hosting

Giá thành rẻ hơn khá nhiều so với các dịch vụ khác. Không quá khó khăn để quản lí được dịch vụ này, nó không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kiến thức liên quan.

Các hạn chế của Shared Web Hosting

Tài khoản Shared Hosting thường đi kèm với các hạn chế chặt chẽ và người dùng có thể không để ý đến các điều khoản này nếu họ không đọc kỹ hợp đồng lưu trữ. Dịch vụ lưu trữ có thể cấm người dùng cài đặt một số loại plugin hoặc ứng dụng nhất định trên trang web của họ, điều này giới hạn các tùy chọn để tùy chỉnh. Ưu đãi khuyến mại với giá cực thấp có thể tăng gấp ba lần sau khi giai đoạn giới thiệu kết thúc – và người dùng có thể tự động bị tính phí cho tỷ lệ chuẩn.

Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ có quyền chấm dứt tài khoản của người dùng vì nhiều lý do khác nhau. Nếu một trang web “phát triển” tài nguyên được phân bổ của mình bằng cách thu được lượng lưu lượng truy cập lớn ảnh hưởng đến những người dùng khác, tài khoản có thể bị đóng.

Tương tự, nếu một trang web thu hút phần mềm độc hại hoặc số lượng lớn nhận xét spam, nó có thể bị khóa và chủ sở hữu trang web phải dọn sạch vấn đề trước khi trang web có thể hoạt động trở lại.

Cloud hosting

Vậy Cloud Server là gì? Và Cloud VPS là như thế nào? Thực chất, Cloud VPS là máy chủ ảo. Còn Cloud Server là máy chủ  nhưng được cung cấp riêng một máy chủ ảo tương tự như Cloud VPS. Hai cái này cơ bản là hai cái khác nhau. Chỉ giống nhau là đều có máy chủ ảo. Nhưng, ở Cloud Server có ưu điểm vượt trội hơn bởi được phát triển trên nền điện toán đám mây.

Cloud Server – Cloud Virtual Private Server (Cloud VPS):

Hiểu cơ bản Cloud VPS nôm na như Share Web Hosting. Thông thường, thì ai đã từng sử dụng Share Web Hosting cũng đều hiểu cơ bản về Cloud VPS.

Cloud VPS là cùng sử dụng chung trên một máy chủ. Vì cùng sử dụng chung nên các nhánh đó được gọi là máy ảo. Cloud VPS có thể chia sẻ và cùng sử dụng chung từ một máy chủ nhưng có giới hạn tài nguyên rất thấp.

Lý do vì sao Cloud VPS bị giới hạn tài nguyên? Bởi VPS đều có các RAM tách biệt cho mỗi máy chủ ảo và bạn chỉ có thể sử dụng lượng tài nguyên ở trong phần cho phép đó. Mỗi máy chủ ảo (VPS) đều có hệ điều hành, CPU, bộ nhớ, … riêng biệt y như một máy chủ (Server) được quản lý và cấu hình riêng biệt.

Ngoài những điều trên, thì cloud VPS cũng có một số nhược điểm khiến người dùng không hài lòng:

  • VPS hoạt động phụ thuộc vào máy chủ cho nên đôi khi không ổn định.
  • Tốn chi phí nếu như muốn nâng cấp thêm tài nguyên nhưng tài nguyên đó cũng có giới hạn và không được nhiều.
  • Và nhược điểm khiến người dùng không hài lòng nhất chính là vào giờ cao điểm, VPS sẽ bị treo hoặc thậm chí bị mất mạng, điều này khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu.

Hiện nay, Cloud Server vẫn luôn mang lại lợi ích hữu hiệu hơn so với VPS cho người dùng. Nếu các công ty hay doanh nghiệp hoạt động liên quan nhiều đến nguồn dữ liệu thì Cloud Server là lựa chọn đúng nhất.

So sánh Shared Hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server

Tiêu chí

Shared HostingVPSDedicated Sever

Cloud Server

Định

Nghĩa

Dịch vụ lưu trữ web, nơi chứa đồng thời nhiều trang web trên một máy chủ web được kết nối InternetĐược tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.Là máy chủ vật lý chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM, Card mạng..Cloud Server là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng, cung cấp cho bạn một khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn.
Tài

Nguyên

Shared hosting chia sẻ tài nguyên trên một máy chủ vật lý cho nhiều tài khoản shared hosting khác. Dễ bị giới hạn về tài nguyên, bảo mật thấp.Tính năng của VPS có thể nói là tương tự như một server riêng, nhưng thực tế nó vẫn chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc.Tài nguyên của máy chủ riêng riêng biệt, độc lập, không chia sẻ với bất kỳ ai.Tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Tính sẵn sàng cao, sử dụng các tài nguyên tính toán động.
 

Hiệu

Năng

Hiệu suất vừa đủ cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Người dùng không có quyền truy cập sâu vào hệ thống, bị hạn chế khi website của bạn có lượng truy cập lớn, và hiệu suất website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các trang web khác trên cùng một máy chủ.VPS được khởi tạo và chạy trên một máy chủ vật lý. Vào lúc cao điểm server vật lý có thể bị treo, khiến VPS tạm thời ngưng hoạt động.Hiệu suất cao, an toàn, email ổn định, toàn quyền quản trị. Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí.Data được lưu trữ tập trung trên hệ thông Cloud Storage, I/O được phân bổ đều trên các Server. Data được backup và sẵn sàng phục hồi. Trong trường hợ máy chủ vật lý bị lỗi, Cloud Server vẫn có thể hoạt động bình thường nhờ cơ chế đồng bộ dữ liệu.
Khả
Năng
Mở
Rộng
Khả năng mở rộng hạn chế vì phải chi sẻ tài nguyên máy chủ với nhiều shared hosting khác. Các website lớn dùng vượt mức tài nguyên mà shared hosting, tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu server quá tải.Có thể nâng cấp tài nguyên phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của server vật lý. Nếu nâng quá nhiều thì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp.Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng. Server có thể bị downtime khi nâng cấp.Có khả năng nâng cấp và hạ cấp linh hoạt khi nhu cầu sử dụng thay đổi.
Quản
Trị
Không quá khó khăn để quản lí được dịch vụ này, nó không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kiến thức liên quan.Người dùng có toàn quyền quản trị máy chủ ảo tương tự như một máy chủ vật lý. Điều này yêu cầu người dùng phải có kỹ năng quản trị.Người dùng toàn quyền quản trị máy chủ, có quyền cài đặt và cấu hình theo ý muốn.Yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ ảo.
Chi
Phí
Đây thường là lựa chọn tiết kiệm nhất cho việc lưu trữ, vì tổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ trên nhiều khách hàng.VPS có chi phí vừa phải, phù hợp với Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đòi hỏi tính an toàn cao và sử dụng độc lập.Chi phí cao hơn Shared hosting, VPS. Để quản lý máy chủ của mình, chi phí để thuê quản lý có thể bằng một nửa giá thuê.

Giảm chi phí lưu trữ do dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Tuy nhiên giá thành chung vẫn còn cao so với các doanh nghiệp.

Lời kết:

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho các bạn rất nhiều khuyến mãi và các mức giá cạnh tranh. Vì thế, hãy luôn ứng dụng kiến thức mà bạn có để đưa ra các lựa chọn phù hợp. Bài viết đã cung cấp một cai nhìn tổng quan và chi tiết để các bạn có thể chọn cho mình Server và Hosting phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nếu thấy hay, các bạn hãy chia sẻ bài viết nhé!

Từ khóa liên quan:

server pro minecraft
server nghĩa là gì
server.pro login
server hardware
server là gì
server minecraft
server minecraft pe
server viet nam

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Proxy list hay proxy server là gì? Nào cùng Semtek tìm hiểu nhé!

Internet là gì? Các lợi ích Internet mang lại cho cuộc sống

Chatbot Là Gì? Lợi Ích Chatbot Mang Lại Cho Doanh Nghiệp Bạn