Web server là gì? Khái niệm và phân loại
Máy chủ web (tiếng Anh: Web server) là từ được dùng để chỉ phần mềm máy chủ, hoặc phần cứng dành riêng để chạy các phần mềm trên máy chủ, để từ đó có thể cung cấp các dịch vụ World Wide Web. Một máy chủ web xử lí các yêu cầu (request) từ các client (trong mô hình server – client) thông qua giao thức HTTP và một số giao thức liên quan khác.[1]
Tổng quan về web server
Chức năng cơ bản nhất của máy chủ web là lưu trữ, xử lí và phân phối nội dung các trang web đến khách hàng, cụ thể ở đây là máy tính người dùng, hay còn gọi là client trong mô hình server-client. Giao tiếp giữa của máy tính người dùng và máy chủ thực hiện thông qua giao thức HTTP. Nội dung phân phối chính từ máy chủ web là các nội dung định dạng HTML, bao gồm hình ảnh, style sheets, các đoạn mã script hỗ trợ các nội dung văn bản thô.
Nhiều máy chủ web có thể được sử dụng cho một cao lưu lượng truy cập trang web ở đây, Dell máy chủ đang cài đặt cùng được sử dụng cho các Wikimedia.
Tác nhân người dùng, thường là trình duyệt web hoặc trình thu thập dữ liệu web, khởi tạo giao tiếp bằng cách yêu cầu một tài nguyên cụ thể bằng HTTP và máy chủ phản hồi với nội dung của tài nguyên đó hoặc thông báo lỗi nếu không thể thực hiện. Tài nguyên thường là một tệp thực sự trên bộ nhớ thứ cấp của máy chủ, nhưng điều này không nhất thiết phải là trường hợp và phụ thuộc vào cách máy chủ web được triển khai.
Mặc dù chức năng chính là phân phát nội dung, việc triển khai đầy đủ HTTP cũng bao gồm các cách nhận nội dung từ khách hàng. Tính năng này được sử dụng để gửi biểu mẫu web, bao gồm tải lên tệp.
Nhiều máy chủ web chung cũng hỗ trợ kịch bản lệnh phía máy chủ bằng cách sử dụng các trang Active Server Pages (ASP), PHP hoặc các ngôn ngữ kịch bản khác. Điều này có nghĩa rằng hành vi của máy chủ web có thể được viết trong các tệp riêng biệt, trong khi phần mềm máy chủ thực tế vẫn không thay đổi. Thông thường, chức năng này được sử dụng để tạo ra các tài liệu HTML động (“on-the-fly”) như trái ngược với các tài liệu tĩnh trả về. Trước đây được sử dụng chủ yếu để lấy hoặc sửa đổi thông tin từ cơ sở dữ liệu. Cái sau thường nhanh hơn và dễ lưu trữ hơn nhưng không thể cung cấp nội dung động.
Các máy chủ web không chỉ được sử dụng để phục vụ World Wide Web. Họ cũng có thể được tìm thấy nhúng trong các thiết bị như máy in, thiết bị định tuyến, webcam và chỉ phục vụ một mạng nội bộ. Sau đó, máy chủ web có thể được sử dụng như một phần của hệ thống để theo dõi hoặc quản lý thiết bị được đề cập. Điều này thường có nghĩa là không có phần mềm bổ sung nào phải được cài đặt trên máy khách, vì chỉ cần một trình duyệt web (mà bây giờ được bao gồm trong hầu hết các hệ điều hành).
Lịch sử web server
Máy chủ web đầu tiên trên thế giới, một máy trạm NeXT Computer với Ethernet, 1990. Nhãn vỏ máy ghi: “Máy này là một máy chủ. KHÔNG ĐƯỢC TẮT ĐIỆN!”
Coban Qube 3 của Sun – một thiết bị máy chủ máy tính (2002, đã ngừng hoạt động)
Năm 1989, Sir Tim Berners-Lee đã đề xuất một dự án mới cho chủ nhân CERN, với mục tiêu giảm bớt trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học bằng cách sử dụng hệ thống siêu văn bản. Dự án dẫn đến Berners-Lee viết hai chương trình vào năm 1990:
Một trình duyệt gọi là WorldWideWeb
Máy chủ web đầu tiên trên thế giới, sau này được gọi là CERN httpd, chạy trên NeXTSTEP
Từ năm 1991 đến 1994, sự đơn giản và hiệu quả của các công nghệ đầu tiên được sử dụng để lướt và trao đổi dữ liệu thông qua World Wide Web đã giúp họ chuyển sang nhiều hệ điều hành khác nhau và truyền bá sử dụng giữa các tổ chức khoa học và trường đại học.
Năm 1994 Berners-Lee quyết định thành lập Hiệp hội Web toàn cầu (W3C) để điều chỉnh sự phát triển hơn nữa của nhiều công nghệ liên quan (HTTP, HTML, vv) thông qua một quá trình tiêu chuẩn hóa.
Một số thông tin cơ bản về khái niệm Web Server. Cách hoạt động, phân loại static web server và dynamic web server. Click Xem!
[Web Server Là Gì] – Chức Năng Của Web Server
Có thể nói khi làm việc về máy tính, đặc biệt là Công Nghệ Thông Tin chúng ta không thể bỏ qua khái niệm về web server. Vậy web server là gì, trong bài viết sau đây mình sẽ định nghĩa về web server cho các bạn mới, các bạn đang tìm hiểu về makerting cùng tham khảo.
Web server là gì?
Web server dịch ra tiếng Việt nghĩa là máy chủ. Web server là máy tính lớn được kết nối với tập hợp mạng máy tính mở rộng. Đây là một dạng máy chủ trên internet mỗi máy chủ là một IP khác nhau và có thể đọc các ngôn ngữ như file *.htm và *.html… Tóm lại máy chủ là kho để chứa toàn bộ dữ liệu hoạt động trên internet mà nó được giao quyền quản lý.
Web server phải là một máy tính có dung lượng lớn, tốc độ rất cao để có thể lưu trữ vận hành tốt một kho dữ liệu trên internet. Nó sẽ điều hành trơn chu cho một hệ thống máy tính hoạt động trên internet, thông qua các cổng giao tiếp riêng biệt của mỗi máy chủ. Các web server này phải đảm bảo hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để duy trì cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính của mình.
web-server-hoat-dong
Dễ hiểu hơn web server chính là máy chủ, được thiết kế với các siêu tính năng dùng để chứa các dữ liệu cho một phần mạng lưới máy tính trên internet. Tất cả những hoạt động dịch vụ trên internet nào đều phải có máy chủ này mới hoạt động được.
Đôi nét về web server
Web server có thể xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin đến máy khách thông qua các máy tính cá nhân trên môi trường Internet qua giao thức HTTP, giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web, và các giao thức khác. (Ví dụ: khi các bạn truy cập vào trang web vinahost.vn máy chủ sẽ cung cấp đến các bạn tất cả dữ liệu về trang web đó thông qua lệnh giao tiếp)
Máy tính nào cũng có thể là một máy chủ nếu cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.
Phần mềm Web Server Software cũng giống như các phần mềm khác, nó dùng để cài đặt và chạy trên bất kì máy tính nào đáp ứng đủ yêu cầu về bộ nhớ. Nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng
Khi là SEO chúng ta thường gặp các máy chủ nhỏ, máy chủ ảo và thông thường chúng ta hay thuê máy chủ dạng VPS hay Hosting để lưu giữ liệu trang web của mình.
“Web server” có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả hai.
Ở khía cạnh phần cứng, một web server là một máy tính lưu trữ các file thành phần của một website (ví dụ: các tài liệu HTML, các file ảnh, CSS và các file JavaScript) và có thể phân phát chúng tới thiết bị của người dùng cuối (end-user). Nó kết nối tới mạng Internet và có thể truy cập tới thông qua một tên miền giống như mozilla.org.
Ở khía cạnh phần mềm, một web server bao gồm một số phần để điều khiển cách người sử dụng web truy cập tới các file được lưu trữ trên một HTTP server(máy chủ HTTP). Một HTTP server là một phần mềm hiểu được các URL (các địa chỉ web) và HTTP (giao thức trình duyệt của bạn sử dụng để xem các trang web).
Ở mức cơ bản nhất, bất cứ khi nào một trình duyệt cần một file được lưu trữ trên một web server, trình duyệt request (yêu cầu) file đó thông qua HTTP. Khi một request tới đúng web server (phần cứng), HTTP server (phần mềm) gửi tài liệu được yêu cầu trở lại, cũng thông qua HTTP.
Để xuất bản một website, bạn cần một static hoặc dynamic web server.
Một static web server, hoặc stack, bao gồm một máy tính (hardware) với một HTTP server (phần mềm). Chúng ta gọi nó là “static” bởi vì server (máy chủ) gửi các file nó lưu trữ “nguyên vẹn” (as-is) tới trình duyệt của bạn.
Một dynamic web server bao gồm một static web server cộng với các phần mềm mở rộng, phổ biến nhất là một application server (máy chủ ứng dụng) và một database. Chúng ta gọi nó là “dynamic” bởi vì application server cập nhật các file được lưu trữ trước khi gửi chúng tới tình duyệt của bạn thông qua HTTP server.
Ví dụ, để tạo ra các trang web mà bạn nhìn thấy trong trình duyệt, application server có thể điền một HTML template với những nội dung lấy từ một database. Các site giống như MDN hay Wikipedia có hàng nghìn trang web, nhưng chúng không phải là các tài liệu HTML thực sự, mà chỉ là vài HTML template và một database khổng lồ. Thiết lập này làm cho nó dễ dàng và nhanh hơn để bảo dưỡng và phân phối nội dụng.
Tìm hiểu sâu hơn về web server
Để lấy một trang web, trình duyệt của bạn gửi một request tới web server, nó sẽ tìm kiếm file được yêu cầu, lưu trữ trên ổ đĩa của nó. Khi tìm thấy file, server đọc nó, xử lý nếu cần, và gửi nó tới trình duyệt. Hãy xem xét các bước này chi tiết hơn.
Lưu trữ các file (Hosting files)
Đầu tiên, một web server phải lưu trữ các file của website, đó là các tài liệu HTML và các tài nguyên liên quan đến nó, bao gồm các ảnh, file CSS, file JavaScript, fonts và videos.
Về mặt kỹ thuật, bạn có thể lưu trữ tất cả các file trên máy tính của mình, nhưng có nhiều lợi ích hơn khi lưu trữ chúng trên một máy chủ riêng biệt như:
luôn luôn sẵn sàng (up and running)
luôn luôn kết nối tới mạng Internet
có một địa chỉ IP cố định
được bảo dưỡng bởi nhà cung cấp (third-party provider)
Vì tất cả những lý do này, tìm một nhà cung cấp máy chủ (hosting provider) tốt là một phần quan trọng trong việc xây dựng website của bạn.
Khi bạn đã chọn được một nhà cung cấp web hosting, bạn cần upload các file của bạn tới web server của mình.
Giao tiếp thông qua HTTP
Thứ hai, một web server hỗ trợ HTTP (Giao thức truyền phát siêu văn bản – Hypertext Transfer Protocol). Như tên gọi, HTTP là cách truyền các siêu văn bản – hypertext (ví dụ: các tài liệu web) giữa hai máy tính.
Một giao thức là một tập hợp các quy tắc để kết nối giữa hai máy tính. HTTP là một giao thức textual, stateless.
Textual
Tất cả các lệnh là văn bản thuần túy (plain-text) và con người có thể đọc được.
Stateless
Cả server và client không nhớ kết nối trước đó. Ví dụ, nếu chỉ có HTTP, một server không thể nhớ mật khẩu bạn đã nhập hoặc bước nào bạn đã làm trong một giao dịch. Bạn cần một application server cho những nhiệm vụ như vậy. (Chúng tôi sẽ đề cập đến công nghệ này trong một bài viết khác).
HTTP cung cấp các quy tắc rõ ràng, về cách client và server giao tiếp với nhau.
Chỉ client có thể tạo các HTTP request tới các server. Các server chỉ có thể đáp trả HTTP request của client.
Khi yêu cầu một file thông qua HTTP, client phải cung cấp URL của file.
Web server phải trả lời mọi HTTP request, ít nhất với một thông điệp lỗi (error message).
Trên một web server, HTTP server chịu trách nhiệm xử lý và trả lời các request đến.
Khi nhận một request, một HTTP server sẽ kiểm tra xem URL được yêu cầu có khớp với một file hiện có không.
Nếu có, web server gửi nội dung file trả lại trình duyệt. Nếu không, một application server sẽ tạo ra file cần thiết.
Nếu không thể xử lý, web server trả lại một thông điệp lỗi cho trình duyệt, phổ biến nhất là “404 Not Found”. (Đó là lỗi phổ biến, cái mà nhiều nhà thiết kế web dành khá nhiều thời gian để thiết kế 404 error page).
Nội dung static vs dynamic
Nói chung, một server có thể phục vụ cả nội dung static hoặc dynamic. “Static” có nghĩa là “được phục vụ nguyên vẹn” (served as-is). Các static website là dễ dàng nhất để thiết lập, vì thế chúng tôi gợi ý bạn tạo một static site trước tiên.
“Dynamic” có nghĩa là server xử lý nội dung hoặc thậm chí tạo ra chúng với dữ liệu từ database. Giải pháp này linh hoạt hơn, nhưng stack kỹ thuật trở lên khó khăn hơn để xử lý, làm cho việc xây dựng website trở lên phức tạp hơn.
Lấy ví dụ trang web bạn đang đọc hiện nay. Một web server lưu trữ (hosting) nó, có một application server lấy nội dung bài viết từ một database, định dạng nó, đẩy nó vào trong HTTP template, và gửi kết quả cho bạn. Trong trường hợp này, application server được gọi là Kuma và được xây dựng với Python (sử dụng framework Django). Mozilla team xây dựng Kuma cho nhu cầu riêng của MDN, nhưng nhiều ứng dụng tương tự được xây dựng trên nhiều công nghệ khác.
Có rất nhiều application server và thật khó để gợi ý cụ thể. Một vài application server phục vụ các loại website cụ thể như: blogs, wikis, hay e-shop, … được gọi là CMSs (các hệ quản trị nội dung – content management systems). Nếu bạn đang xây dựng một dynamic website, dành thời gian chọn một công cụ phù hợp với nhu cầu của bạn.
WEB SERVER LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG WEB SERVER Web Server là gì?
Thực tế thấy rằng nhiều người biết lái xe, tuy nhiên, rất ít hoặc không có kiến thức về cách thức hoạt động của xe. Cũng tương tự, mọi người thường đã quen với việc truy cập và sử dụng các trang web nhưng lại có kiến thức hạn chế về máy chủ web – web server.
Đây là máy chủ web – một trong những thành phần không thể thiếu giúp mọi người truy cập vào website một cách đơn giản, dễ dàng. Mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt. Để tìm hiểu sâu hơn nữa về lĩnh vực này, hãycùng Longvan.net đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Web Server là gì?
Web server là hệ thống dùng để lưu trữ dữ liệu trên website. Khái niệm web server thực tế vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, chính vì thế khi nghe đến nhiều người vẫn luôn thắc mắc web server là gì? Đây là tên gọi dành cho một loại máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao có công dụng lưu trữ các thông tin trên internet như một ngân hàng dữ liệu bao gồm các website đã được thiết kế và các thông tin, tài khoản… có liên quan.
Xét ở mức độ cơ bản nhất, toàn bộ các website cần một chương trình máy tính, phân phối các trang web khi có yêu cầu từ người dùng. Chiếc máy tính chạy chương trình này là web server. Khi một người dùng sử dụng máy tính để truy cập một website, họ nhập và gửi yêu cầu tới internet về việc xem một trang web.
Điều này có thể thực hiện được là vì mỗi máy tính/ thiết bị kết nối internet đều được định danh với một địa chỉ nhận dạng duy nhất IP (viết tắt của từ Internet Protocol – giao thức internet). Thông qua địa chỉ này, các máy tính có thể tìm kiếm nhau.
Mỗi trang web tương ứng có một địa chỉ duy nhất là URL (viết tắt của từ Uniform Resource Locator). Khi người dùng sử dụng máy tính (máy khách) nhập URL của website vào trình duyệt web. Ví dụ: nhập: vào trình duyệt. Máy khách sẽ gửi yêu cầu truy cập đến IP của Web server sẽ nhận được yêu cầu về việc xem nội dung trang web của Long Vân thông qua qua giao thức http – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt web và các giao thức khác. Web server sẽ sẽ gửi nội dung web (bài viết, hình ảnh, video,…) đến máy khách thông qua đường truyền internet.
Mỗi web server đều có một địa chỉ IP hoặc cũng có thể có một domain name. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể trở thành web server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm server software và sau đó kết nối vào Internet.
2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng web server
sudungwebservercanluuyvemaytinhvavitridathethong
Sử dụng web server cần lưu ý về máy tính và vị trí đặt hệ thống
Tương tự như các phần mềm được sử dụng trên máy tính của bạn, web server software cũng chỉ là 1 ứng dụng phần mềm. Chúng được cài đặt trên một máy mà bạn lựa chọn để giúp người dùng có thể tìm kiếm các thông tin mà website của bạn cung cấp. Vì thế mà cần phải có một máy tính cấu hình tốt, đáp ứng được khối lượng lớn người dùng truy cập cũng như lưu trữ được dung lượng dữ liệu cao.
Server cần phải được hoạt động liên tục 24/24, không ngắt quãng để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Chính vì thế mà việc lựa chọn server đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng, tốc độ lưu chuyển thông tin từ web server sang máy tính truy cập. Để đáp ứng được các yêu cầu của thay đổi không ngừng của các doanh nghiệp, dịch vụ cho thuê server ngày càng phát triển rộng mở và mạnh mẽ, cho phép tạo ra nhiều gói dịch vụ đa dạng để các doanh nghiệp có thể tìm ra lựa chọn tối ưu cho mình.
Web server càng mạnh sẽ càng giúp cho quá trình lưu trữ dữ liệu, tốc độ lưu chuyển thông tin trên website được thuận tiện hơn, phục vụ cho quá trình truy cập của người dùng.
Từ khóa:
- types of web servers
- web server tutorial
- web servers list
- web server software
- web server download
- web server apache
- web server hardware
- web server web server software
- tạo web server
- tài liệu web server
- các loại web server
- tổng quan về web server
- chức năng của web server
- web server wiki
- web server software
- lập trình web server
- web server information
- introduction to web server
- web server function
- web server services
- importance of web server
- http là gì
- web server popularity
- web server environment
Nhận xét
Đăng nhận xét